Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 Nâng cao (sách cũ) Câu 3.5 trang 86 sách bài tập Đại số và Giải tích...

Câu 3.5 trang 86 sách bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng cao: Từ (3) và (4) suy ra...

Câu 3.5 trang 86 sách bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng cao. Suy ra \({x_1} + {x_2} \ge 1 + {x_1}{x_2} \ge 2\) (do (2)). Điều này chứng tỏ (1) đúng khi \(n = 2\). Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học

Cho số nguyên dương n và cho n số thực dương \({x_1},{x_2},..{x_n}\) thỏa mãn điều kiện \({x_1}{x_2}...{x_n} = 1\). Chứng minh rằng \({x_1} + {x_2} + ... + {x_n} \ge n.\)

Ta sẽ giải bài toán bằng phương pháp quy nạp.

Kí hiệu bất đẳng thức cần chứng minh theo yêu cầu của đề bài bởi (1)

Với \(n = 1,\) theo giả thiết bài toán ta có \({x_1} = 1.\) Vì thế, ta có (1) đúng khi \(n = 1.\)

Với \(n = 2,\) xét hai số thực dương tùy ý \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn điều kiện

\({x_1}{x_2} = 1.\)               (2)

Hiển nhiên, trong hai số \({x_1},{x_2}\) phải có một số không lớn hơn 1 và một số không bé hơn 1. Không mất tổng quát, giả sử \({x_1} \le 1\) và \({x_2} \ge 1.\) Khi đó, ta có

\(\left( {1 - {x_1}} \right)\left( {{x_2} - 1} \right) \ge 0\)

Suy ra \({x_1} + {x_2} \ge 1 + {x_1}{x_2} \ge 2\) (do (2)). Điều này chứng tỏ (1) đúng khi \(n = 2\)

Giả sử có (1) đúng khi \(n = k,k \in N^*\) và \(k \ge 2,\) tức là giả sử với k số thực dương tùy ý \({x_1},{x_2},..{x_k}\) thỏa mãn điều kiện \({x_1},{x_2},..{x_k}\) ta luôn có

Advertisements (Quảng cáo)

\({x_1} + {x_2} + ... + {x_k} \ge k\)

Xét \(k + 1\) số thực dương tùy ý \({x_1},{x_2},..{x_{k - 1}},{x_k}{x_{k + 1}}\) có tích bằng 1 nên theo giả thiết quy nạp ta có

\({x_1} + {x_2} + ... + {x_{k - 1}} + {x_k}{x_{k + 1}} \ge k\)   (3)

Hơn nữa, dễ thấy trong \(k + 1\) số \({x_1},{x_2},..{x_{k - 1}},{x_k}{x_{k + 1}}\) phải có một số không lớn hơn 1 và một số không bé hơn 1. Không mất tổng quát, giả sử \({x_k} \le 1\) và \({x_{k + 1}} \ge 1.\) Khi đó ta có

\(\left( {1 - {x_k}} \right)\left( {{x_{k +1}} - 1} \right) \ge 0\) hay \({x_k} + {x_{k + 1}} \ge 1 + {x_k}{x_{k + 1}}\)    (4)

Từ (3) và (4) suy ra

\({x_1} + {x_2} + ... + {x_{k - 1}} + {x_k} + {x_{k + 1}} \ge \)

\({x_1} + {x_2} + ... + {x_{k - 1}} + {x_k}{x_{k + 1}} + 1 \ge k + 1\)

Như thế, ta cũng có (1) đúng khi \(n = k + 1\)

Từ các chứng minh trên suy ra ta có (1) đúng với n là một số nguyên dương tùy ý.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Toán 11 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)