Cho hình chữ nhật ABCD với tâm O, AB = a, BC = 2a. Lấy điểm S trong không gian sao cho SO vuông góc với mặt phẳng (ABCD), đặt SO = h. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD.
a) Tính góc giữa mp(SMN) với các mặt phẳng (SAB) và (SCD). Tìm hệ thức liên hệ giữa h và a để mp(SMN) vuông góc với các mặt phẳng (SAB), (SCD).
b) Tính góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SCD). Tính h theo a để hai mặt phẳng đó vuông góc.
a) Vì MN⊥AB,SO⊥AB nên AB⊥(SMN)⇒(SAB)⊥(SMN). Vậy góc giữa (SMN) và (SAB) cũng bằng 90°.
Tương tự, góc giữa (SMN) và (SCD) cũng bằng 90°.
Như vậy với AB = a, BC = 2a, h tùy ý thì (SMN) vuông góc cả với hai mặt phẳng (SAB) và (SCD).
b) Dễ thấy (SAB)∩(SCD)=St,St//AB.
Như vậy St⊥(SMN), từ đó ^MSN hoặc 1800−^MSN là góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SCD).
Advertisements (Quảng cáo)
Tính ^MSN.
Ta có
SM2=SN2=h2+a2
MN2=SM2+SN2−2SM.SNcos^MSN
⇔4a2=h2+a2+h2+a2−2(h2+a2)cos^MSN
tức là cos^MSN=2h2−2a22(h2+a2)=h2−a2h2+a2.
Vậy góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là α mà cosα=|h2−a2h2+a2|.
Từ đó hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) vuông góc khi và chỉ khi h = a.