‒ Sử dụng toạ độ của vectơ: →OM=(a;b;c)⇔M(a;b;c). Phân tích và giải - Bài 2 trang 76 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo - Bài 3. Biểu thức tọa độ của các phép toán vecto. Cho hình bình hành OABD có →OA=(−1;1;0) và →OB=(1;1;0) với O là gốc toạ độ. Tìm toạ độ của điểm D...
Cho hình bình hành OABD có →OA=(−1;1;0) và →OB=(1;1;0) với O là gốc toạ độ. Tìm toạ độ của điểm D.
‒ Sử dụng toạ độ của vectơ: →OM=(a;b;c)⇔M(a;b;c).
‒ Sử dụng toạ độ của vectơ →AB=(xB−xA;yB−yA;zB−zA).
‒ Sử dụng tính chất hai vectơ bằng nhau: Với →u=(x1;y1;z1) và →v=(x2;y2;z2), ta có: →u=→v⇔{x1=x2y1=y2z1=z2.
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có →OB=(1;1;0)⇔B(1;1;0)
Giả sử D(xD;yD;zD). Ta có
→DB=(1−xD;1−yD;−zD).
OABD là hình bình hành nên →OA=→DB.
⇔{1−xD=−11−yD=1−zD=0⇔{xD=2yD=0zD=0. Vậy D(2;0;0).