‒ Sử dụng toạ độ của vectơ →AB=(xB−xA;yB−yA;zB−zA). ‒ Sử dụng tính chất hai vectơ bằng nhau. Lời Giải - Bài 4 trang 71 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo - Bài 2. Tọa độ của vecto trong không gian. Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′ có A(5;7;−4),B(6;8;−3),C(6;7;−3),D′(3;0;3). Tìm toạ độ các đỉnh D và A′...
Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′ có A(5;7;−4),B(6;8;−3),C(6;7;−3),D′(3;0;3). Tìm toạ độ các đỉnh D và A′.
‒ Sử dụng toạ độ của vectơ →AB=(xB−xA;yB−yA;zB−zA).
‒ Sử dụng tính chất hai vectơ bằng nhau: Với →u=(x1;y1;z1) và →v=(x2;y2;z2), ta có: →u=→v⇔{x1=x2y1=y2z1=z2.
Giả sử D(xD;yD;zD). Ta có
→AD=(xD−5;yD−7;zD+4).
Advertisements (Quảng cáo)
→BC=(6−6;7−8;(−3)−(−3))=(0;−1;0).
ABCD là hình bình hành nên →AD=→BC.
⇔{xD−5=0yD−7=−1zD+4=0⇔{xD=5yD=6zD=−4. Vậy D(5;6;−4).
Giả sử A′(xA′;yA′;zA′). Ta có
→AA′=(xA′−5;yA′−7;zA′+4).
→DD′=(3−5;0−6;3−(−4))=(−2;−6;7).
ABCD là hình bình hành nên →AD=→BC.
⇔{xA′−5=−2yA′−7=−6zA′+4=7⇔{xA′=3yA′=1zA′=3. Vậy A′(3;1;3).