Trang chủ Lớp 12 SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài 6 trang 32 SBT Toán 12 – Chân trời sáng tạo:...

Bài 6 trang 32 SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo: Ta đã biết đồ thị hàm số y = 2x - 1/x + 1 có tiệm cận đứng là đường...

Để chứng minh rằng hai điểm \(M\) và \(M’\) đối xứng với nhau qua \(I\), ta chứng minh \(I\) là trung điểm của \(MM’\). Trả lời - Bài 6 trang 32 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo - Bài 4. Khảo sát và vẽ đồ thị một số hàm cơ bản. Ta đã biết đồ thị hàm số \(y = \frac{{2{\rm{x}} - 1}}{{x + 1}}\) có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x = - 1\) và tiệm cận ngang là đường thẳng \(y = 2\)...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Ta đã biết đồ thị hàm số \(y = \frac{{2{\rm{x}} - 1}}{{x + 1}}\) có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x = - 1\) và tiệm cận ngang là đường thẳng \(y = 2\).

a) Tìm toạ độ giao điểm \(I\) của đường tiệm cận.

b) Với \(t\) tuỳ ý \(\left( {t \ne 0} \right)\), gọi \(M\) và \(M’\) lần lượt là hai điểm trên đồ thị hàm số có hoành độ lần lượt là \({x_M} = {x_I} - t\) và \({x_{M’}} = {x_I} + t\). Tìm các tung độ \(y\left( {{x_M}} \right)\) và \(y\left( {{x_{M’}}} \right)\).

Từ đó, chứng minh rằng hai điểm \(M\) và \(M’\) đối xứng với nhau qua \(I\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Để chứng minh rằng hai điểm \(M\) và \(M’\) đối xứng với nhau qua \(I\), ta chứng minh \(I\) là trung điểm của \(MM’\).

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Đồ thị hàm số \(y = \frac{{2{\rm{x}} - 1}}{{x + 1}}\) có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x = - 1\) và tiệm cận ngang là đường thẳng \(y = 2\) nên giao điểm của hai đường tiệm cận là \(I\left( { - 1;2} \right)\).

b) Ta có: \({x_M} = {x_I} - t = - 1 - t \Rightarrow {y_M} = \frac{{2{{\rm{x}}_M} - 1}}{{{x_M} + 1}} = \frac{{2\left( { - 1 - t} \right) - 1}}{{\left( { - 1 - t} \right) + 1}} = \frac{{2t + 3}}{t}\)

\({x_{M’}} = {x_I} + t = - 1 + t \Rightarrow {y_{M’}} = \frac{{2{{\rm{x}}_{M’}} - 1}}{{{x_{M’}} + 1}} = \frac{{2\left( { - 1 + t} \right) - 1}}{{\left( { - 1 + t} \right) + 1}} = \frac{{2t - 3}}{t}\)

Vì :

\(\begin{array}{l}{x_M} + {x_{M’}} = \left( {{x_I} - t} \right) + \left( {{x_I} + t} \right) = 2{x_I};\\{y_M} + {y_{M’}} = \frac{{2t + 3}}{t} + \frac{{2t - 3}}{t} = \frac{{\left( {2t + 3} \right) + \left( {2t - 3} \right)}}{t} = 4 = 2{y_I}\end{array}\)

nên \(I\) là trung điểm của \(MM’\).

Vậy hai điểm \(M\) và \(M’\) đối xứng với nhau qua \(I\).