Trang chủ Lớp 12 SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài 7 trang 76 SBT Toán 12 – Chân trời sáng tạo:...

Bài 7 trang 76 SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo: Cho điểm M 3; - 1;2 . Tìm: Toạ độ điểm M’ là điểm đối xứng của điểm M qua...

‒ \(M’\) là điểm đối xứng của điểm \(M\) qua điểm \(I\) thì \(I\) là trung điểm của \(MM’\). Phân tích và lời giải - Bài 7 trang 76 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo - Bài 3. Biểu thức tọa độ của các phép toán vecto. Cho điểm \(M\left( {3; - 1;2} \right)\). Tìm: a) Toạ độ điểm \(M'\) là điểm đối xứng của điểm \(M\) qua gốc toạ độ \(O\). b) Toạ độ điểm \(O'\) là điểm đối xứng của điểm \(O\) qua điểm \(M\)...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho điểm \(M\left( {3; - 1;2} \right)\). Tìm:

a) Toạ độ điểm \(M’\) là điểm đối xứng của điểm \(M\) qua gốc toạ độ \(O\).

b) Toạ độ điểm \(O’\) là điểm đối xứng của điểm \(O\) qua điểm \(M\).

c) Khoảng cách từ \(M\) đến gốc toạ độ.

d) Khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \(\left( {Oxz} \right)\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

‒ \(M’\) là điểm đối xứng của điểm \(M\) qua điểm \(I\) thì \(I\) là trung điểm của \(MM’\).

‒ Khoảng cách từ \(M\) đến gốc toạ độ là độ dài đoạn thẳng \(OM\).

‒ Để tính khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \(\left( {Oxz} \right)\), ta tìm điểm \(M’\) là hình chiếu của \(M\) đến mặt phẳng \(\left( {Oxz} \right)\). Khi đó khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \(\left( {Oxz} \right)\) bằng độ dài đoạn thẳng \(MM’\).

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Giả sử \(M’\left( {{x_{M’}};{y_{M’}};{z_{M’}}} \right)\).

\(M’\) là điểm đối xứng của điểm \(M\) qua gốc toạ độ \(O\) thì \(O\) là trung điểm của \(MM’\).

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}3 + {x_{M’}} = 2.0\\ - 1 + {y_{M’}} = 2.0\\2 + {z_{M’}} = 2.0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{M’}} = - 3\\{y_{M’}} = 1\\{z_{M’}} = - 2\end{array} \right.\). Vậy \(M’\left( { - 3;1; - 2} \right)\).

b) Giả sử \(O’\left( {{x_{O’}};{y_{O’}};{z_{O’}}} \right)\).

\(O’\) là điểm đối xứng của điểm \(O\) qua điểm \(M\) thì \(M\) là trung điểm của \(OO’\).

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}0 + {x_{O’}} = 2.3\\0 + {y_{O’}} = 2.\left( { - 1} \right)\\0 + {z_{O’}} = 2.2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{O’}} = 6\\{y_{O’}} = - 2\\{z_{O’}} = 4\end{array} \right.\). Vậy \(O’\left( {6; - 2;4} \right)\).

c) \(OM = \left| {\overrightarrow {OM} } \right| = \sqrt {{{\left( {3 - 0} \right)}^2} + {{\left( { - 1 - 0} \right)}^2} + {{\left( {2 - 0} \right)}^2}} = \sqrt {14} \).

d) Gọi \({M_1}\) là hình chiếu của \(M\) lên mặt phẳng \(\left( {Oxz} \right)\). Khi đó \({M_1}\left( {3;0;2} \right)\).

\(d\left( {M,\left( {Oxz} \right)} \right) = M{M_1} = \left| {\overrightarrow {M{M_1}} } \right| = \sqrt {{{\left( {3 - 3} \right)}^2} + {{\left( {0 - \left( { - 1} \right)} \right)}^2} + {{\left( {2 - 2} \right)}^2}} = 1\).

Advertisements (Quảng cáo)