Trang chủ Lớp 12 SBT Toán 12 Nâng cao Bài 44 trang 63 SBT Hình 12 Nâng Cao: Trong tất cả...

Bài 44 trang 63 SBT Hình 12 Nâng Cao: Trong tất cả các hình nón nội tiếp hình cầu bán kính...

Trong tất cả các hình nón nội tiếp hình cầu bán kính R. Bài 44 trang 63 Sách bài tập Hình học lớp 12 Nâng cao – Bài 4. Mặt nón hình nón và khối nón

Advertisements (Quảng cáo)

Trong tất cả các hình nón nội tiếp hình cầu bán kính R, tìm hình nón có diện tích xung quanh lớn nhất.

Với hình nón ấy, xét hình trụ nội tiếp hình nón. Tìm chiều cao của hình trụ đó, biết rằng thiết diện qua trục của hình trụ là hình vuông

\( \bullet \) Xét mp(\(\alpha \)) qua trục SO của hình nón thì (\(\alpha \)) cắt hình nón theo tam giác cân SAB, (\(\alpha \)) cắt mặt cầu đã cho theo thiết diện là hình vuông MNPQ (hình vuông nội tiếp \(\Delta SAB).\)

Đặt  \(\widehat {SAB}\) =\(\alpha \) thì SA = SB = \(2R\sin \alpha .\)

Và \(OB = SB\cos \alpha  = R\sin 2\alpha .\) Từ đó diện tích xung quanh của hình nón là

\({S_{xq}} = \pi R.\sin 2\alpha .2R\sin \alpha  = 4\pi {R^2}{\sin ^2}\alpha \cos \alpha \)

        \(= 4\pi {R^2}(1 – {\cos ^2}\alpha )cos\alpha .\)

Đặt \(f(t) = (1 – {t^2})t\) với \(0 < t = \cos \alpha  < 1.\)

Dễ thấy f(t) đạt giá trị lớn nhất khi và chỉ khi \(t = {1 \over {\sqrt 3 }} = \cos \alpha  \Rightarrow \tan \alpha  = \sqrt 2 .\)

\( \Rightarrow \tan \alpha  = \sqrt 2 \). Khi ấy \({{SO} \over {OB}} = \tan \alpha  = \sqrt 2 ,\) tức là \(SO = OB\sqrt 2 .( * )\)

Vậy hình nón có đường cao và bán kính đáy thỏa mãn điều kiện \(\left(  *  \right)\) nội tiếp mặt cầu đã chốc diện tích xung quanh lớn nhất.

Dễ thấy \({{S{O_1}} \over {SO}} = {{MQ} \over {AB}} = {x \over {AB}}\) (đặt MQ = MN = x).

Khi ấy \({{SO – x} \over {SO}} = {x \over {AB}} \Rightarrow SO – x = {{SO} \over {AB}}.x = {{\sqrt 2 } \over 2}x.\)

Từ đó \(SO = {x \over 2}\left( {2 + \sqrt 2 } \right).\) (1)

Mặt khác \(SO = OB\tan \alpha  = R\sin 2\alpha .\tan \alpha  = 2R{\sin ^2}\alpha .\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(x = {{4R{{\sin }^2}\alpha } \over {2 + \sqrt 2 }} = {{4R.{2 \over 3}} \over {2 + \sqrt 2 }} = {{8R} \over {3\left( {2 + \sqrt 2 } \right)}} = {4 \over 3}R\left( {2 – \sqrt 2 } \right).\)

Vậy chiều cao của hình trụ phải tìm là \({{4R} \over 3}\left( {2 – \sqrt 2 } \right).\)