Trang chủ Lớp 12 SBT Toán lớp 12 Bài 2.20 trang 64 sách bài tập – Hình học 12: Hình...

Bài 2.20 trang 64 sách bài tập – Hình học 12: Hình tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a và có đường cao AH. Gọi O là...

Hình tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a và có đường cao AH. Gọi O là trung điểm của AH. Xác định tâm và bán kính của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OBCD.. Bài 2.20 trang 64 sách bài tập (SBT) – Hình học 12 – Bài 2. Mặt cầu

Advertisements (Quảng cáo)

Hình tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a và có đường cao AH. Gọi O là trung điểm của AH. Xác định tâm và bán kính của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OBCD.

Hướng dẫn làm bài:

Gọi H trọng tâm của tam giác đều BCD.

Ta có \(AH \bot (BCD)\) . Do đó, \(A{H^2} = A{C^2} – H{C^2} = {a^2} – {({2 \over 3}{{a\sqrt 3 } \over 2})^2} = {{2{a^2}} \over 3}\)

Vậy  \(AH = {{a\sqrt 6 } \over 3}\) và  \(OH = {{a\sqrt 6 } \over 6}\)

Mặt khác \(O{C^2} = O{H^2} + H{C^2} = {{{a^2}} \over 6} + {{{a^2}} \over 3} = {{{a^2}} \over 2}\)   hay \(OC = OB = OD = {{a\sqrt 2 } \over 2}\)

Vì BD = BC = CD = a nên các tam giác DOB, BOC, COD là những tam giác vuông cân tại O. Do đó hình chóp ODBC là hình chóp có đáy là tam giác đều nên tâm của mặt cầu ngoại tiếp phải nằm trên OH, ngoài ra tâm của mặt cầu ngoại tiếp này phải nằm trên trục của tam giác vuông DOB. Từ trung điểm C’ của cạnh BD ta vẽ đường thẳng song song với OC cắt đường thẳng OH tại I. Ta có I là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OBCD. Mặt cầu này có bán kính là IC và  IC2 = IH2 + HC2.

Chú ý rằng  \(IH = {1 \over 2}OH\)  (vì \(HC’ = {1 \over 2}HC\))

Do đó:  \(I{C^2} = {{{a^2}} \over {24}} + {{{a^2}} \over 3} = {{9{a^2}} \over {24}}\) hay  \(IC = {{a\sqrt 6 } \over 4}\)