Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài 5 trang 58 Toán 12 tập 1 – Chân trời sáng...

Bài 5 trang 58 Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo: Trong không gian Oxyz, cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh bằng 5...

Quan sát hình vẽ. Tìm tọa độ các điểm A, B, C, S và M rồi tính tọa độ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC}. Giải bài tập 5 trang 58 SGK Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài 2. Toạ độ của vectơ trong không gian. Trong không gian Oxyz, cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh bằng 5, giao điểm hai đường chéo AC và BD trùng với gốc O. Các vectơ \(\overrightarrow {OB} , \overrightarrow {OC}...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Trong không gian Oxyz, cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh bằng 5, giao điểm hai đường chéo AC và BD trùng với gốc O. Các vectơ \(\overrightarrow {OB} ,\overrightarrow {OC} ,\overrightarrow {OS} \)­ lần lượt cùng hướng với \(\overrightarrow i \), \(\overrightarrow j \), \(\overrightarrow k \) và OA = OS = 4 (Hình 15). Tìm toạ độ các vectơ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {AS} \) và \(\overrightarrow {AM} \)­ ­với M là trung điểm của cạnh SC.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình vẽ. Tìm tọa độ các điểm A, B, C, S và M rồi tính tọa độ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {AS} \) và \(\overrightarrow {AM} \)­

Answer - Lời giải/Đáp án

Xét tam giác OAB vuông tại O: \(OB = \sqrt {A{B^2} - O{A^2}} = \sqrt {{5^2} - {4^2}} = 3\)

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có: \(\overrightarrow {OA} = - 4\overrightarrow j = > A(0; - 4;0)\)

\(\overrightarrow {OB} = 3\overrightarrow i = > B(3;0;0)\)

=> \(\overrightarrow {AB} = 3\overrightarrow i - 4\overrightarrow j = (3; - 4;0)\)

\(\overrightarrow {OC} = 4\overrightarrow j = > C(0;4;0)\) => \(\overrightarrow {AC} = 8\overrightarrow j = (0;8;0)\)

\(\overrightarrow {OS} = 4\overrightarrow k = > S(0;0;4)\) => \(\overrightarrow {AS} = 4\overrightarrow j + 4\overrightarrow k = (0;4;4)\)

\(\overrightarrow {OM} = \frac{1}{2}(\overrightarrow {OS} + \overrightarrow {OC} ) = \frac{1}{2}(4\overrightarrow k + 4\overrightarrow j ) = 2\overrightarrow j + 2\overrightarrow k = > \overrightarrow {OM} = (0;2;2) \Rightarrow M(0;2;2)\)

=> \(\overrightarrow {AM} = 6\overrightarrow j + 2\overrightarrow k = (0;6;2)\)

Advertisements (Quảng cáo)