Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Chân trời sáng tạo Giải mục 1 trang 6, 7, 8 Toán 12 tập 1 –...

Giải mục 1 trang 6, 7, 8 Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo: Trong 8 phút đầu kể từ khi xuất phát...

Lời Giải TH1, KP1, 3, TH3, VD1 mục 1 trang 6, 7, 8 SGK Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài 1. Tính đơn điệu và cực trị của hàm số. Tính đơn điệu của hàm số...Trong 8 phút đầu kể từ khi xuất phát

Thực hành1

Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 7

Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số y = f(x) có đồ thị cho ở Hình 3.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến (tăng) trên K nếu với mọi \({x_1}\), \({x_2}\) thuộc K mà \({x_1}\) < \({x_2}\) thì f(\({x_1}\)) < f(\({x_2}\)). Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến (giảm) trên K nếu với mọi \({x_1}\), \({x_2}\) thuộc K mà \({x_1}\) < \({x_2}\) thì f(\({x_1}\)) > f(\({x_2}\)).

Answer - Lời giải/Đáp án

Hàm số đồng biến trên các khoảng (−3; -2) và (-1; 0)

Hàm số nghịch biến trên khoảng (-2; -1) và (0; 1)


Khám phá1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 7

Cho hàm số y = f(x) = \({x^2}\)

a) Từ đồ thị của hàm số y = f(x) (Hình 4), hãy chỉ ra các

khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số đã cho.

b) Tính đạo hàm f ‘(x) và xét dấu f ‘(x).

c) Từ đó, nhận xét về mối liên hệ giữa các khoảng đồng biến,

nghịch biến của hàm số với dấu của f ‘(x).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến (tăng) trên K nếu với mọi \({x_1}\), \({x_2}\) thuộc K mà \({x_1}\) < \({x_2}\) thì f(\({x_1}\)) < f(\({x_2}\)). Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến (giảm) trên K nếu với mọi \({x_1}\), \({x_2}\) thuộc K mà \({x_1}\) < \({x_2}\) thì f(\({x_1}\)) > f(\({x_2}\)).

b) Dựa vào công thức đạo hàm để tìm f ‘(x)

c) So sánh và rút ra nhận xét

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Hàm số đồng biến trên khoảng (0; \( + \infty \))

Hàm số nghịch biến trên khoảng (\( - \infty \); 0)

b) f ‘(x) = (\({x^2}\))’ = 2x

Ta có:

f ‘(x) > 0 \( \Leftrightarrow 2x > 0 \Leftrightarrow x > 0\)

f ‘(x) < 0 \( \Leftrightarrow 2x < 0 \Leftrightarrow x < 0\)

c) Nhận xét:

f’(x) > 0 trên K thì y = f(x) đồng biến trên K

f’(x) < 0 trên K thì y = f(x) nghịch biến trên K


Câu 3

Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 9

Xét tính đơn điệu của các hàm số sau:

a) \(f(x) = {x^3} - 6{x^2} + 9x\)

b) \(g(x) = \frac{1}{x}\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xác định tập xác định D, đạo hàm f’(x) và lập bảng biến thiên

Answer - Lời giải/Đáp án

a) \(f(x) = {x^3} - 6{x^2} + 9x\)

Advertisements (Quảng cáo)

Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\)

\(f'(x) = 3{x^2} - 12x + 9\)

\(f'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x = 1\end{array} \right.\)

Bảng biến thiên:

Vậy hàm số \(f(x) = {x^3} - 6{x^2} + 9x\) đồng biến trên các khoảng (\( - \infty \); 1) và (0; \( + \infty \)), nghịch biến trên khoảng (1; 3)

b) \(g(x) = \frac{1}{x}\)

Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\backslash \{ 0\} \)

\(g'(x) = - \frac{1}{{{x^2}}}\)

Vì \({x^2} > 0\forall x \in \mathbb{R}\backslash \{ 0\} \) nên \(g'(x) < 0\forall x \in \mathbb{R}\backslash \{ 0\} \)

Bảng biến thiên:

Vậy hàm số \(g(x) = \frac{1}{x}\) nghịch biến trên các khoảng (\( - \infty \); 0) và (0; \( + \infty \))


Thực hành3

Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 9

Chứng minh rằng hàm số \(f\left( x \right) = 3x - sinx\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm tập xác định D, đạo hàm f’(x) và dựa vào tính chất \( - 1 \le \cos x \le 1\)

Answer - Lời giải/Đáp án

Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\)

\(f'(x) = 3 - \cos x\)

Ta có: \( - 1 \le \cos x \le 1\) nên \(2 \le 3 - \cos x \le 4\). Vì vậy \(f'(x) > 0\forall x \in \mathbb{R}\)

=> Hàm số \(f\left( x \right){\rm{ }} = {\rm{ }}3x{\rm{ }} - {\rm{ }}sinx\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\)


Vận dụng1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 9

Hãy trả lời câu hỏi trong Khởi động (trang 6) bằng cách xét dấu đạo hàm của hàm số \(h\left( t \right) = 6{t^3} - 81{t^2} + 324t\) với \(0 \le t \le 8\)

Trong 8 phút đầu kể từ khi xuất phát, độ cao h (tính bằng mét) của khinh khí cầu vào thời điểm t phút được cho bởi công thức \(h\left( t \right) = 6{t^3} - 81{t^2} + 324t\). Đồ thị của hàm số h(t) được biểu diễn trong hình bên. Trong các khoảng thời gian nào khinh khí cầu tăng dần độ cao, giảm dần độ cao? Độ cao của khinh khí cầu vào các thời điểm 3 phút và 6 phút sau khi xuất phát có gì đặc biệt?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xét dấu h’(x) để tìm ra các khoảng đồng biến, nghịch biến

Answer - Lời giải/Đáp án

\(h\left( t \right) = 6{t^3} - 81{t^2} + 324t\)

Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\)

\(h'(t) = 18{t^2} - 162t + 324\)

\(h'(t) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 3\\t = 6\end{array} \right.\)

Bảng biến thiên:

Trong thời gian từ lúc xuất phát đến thời điểm 3 phút, độ cao của khinh khí cầu tăng dần từ 0m lên 405m

Độ cao của khinh khí cầu tăng dần từ 0m lên 405m trong thời gian từ lúc xuất phát đến thời điểm 3 phút, từ 324m lên 480m trong thời gian từ 6 phút đến 8 phút

Độ cao của khinh khí cầu giảm dần từ 405m xuống 324m trong thời gian từ 3 phút đến 6 phút

Advertisements (Quảng cáo)