1 - 2.1
1 - 2.2
1 - 2.4
2. Bài tập trong SBT
1 - 2.1
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình 1-2.1 là:
A. 1m và 1mm. B. 10dm và 0,5cm.
c. 100cm và 1cm. D. 100cm và 0,2cm.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về dụng cụ đo độ dài:
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Thước có độ dài lớn nhất ghi trên thước là 100cm = 10dm nên GHĐ của thước là 10dm và độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước là 1 : 2 = 0,5cm nên ĐCNN của thước là 0,5cm.
=> Chọn B.
1 - 2.2
Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Phương pháp
Vận dụng kiến thức về dụng cụ đo độ dài:
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Advertisements (Quảng cáo)
Chiều dài sân trường thường cỡ vào khoảng một vài chục mét.
Chọn thước B (thước cuộn) có GHĐ lớn nhất nên phải đo ít lần nhất. Tuy ĐCNN của thước B (là 5mm) lớn hơn thước A và C (là 1mm), nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường (sai số nhỏ hơn 1 % là chấp nhận được).
1 - 2.4
Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.
Thước đo độ dài |
Độ dài cần đo |
1. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm 2. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm 3. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm |
A. Bề dày cuốn Vật lí 6 B. Độ dài lớp học của em C. Chu vi miệng cốc |
- Chọn thước...............................................................................................để đo bề dày cuốn Vật lí 6, vì............................................................................................................................................
- Chọn thước................................................................................................để đo chiều dài lớp học của em , vì..................................................................................................................................
- Chọn thước ................................................................................................để đo chu vi miệng cốc, vì......................................................................................................................................
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về dụng cụ đo độ dài:
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- Chọn thước 1 để đo độ dài lớp học (1-B). Vì độ dài của lớp học tương đối lớn, cỡ khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học sẽ chỉ phải đo ít lần hơn, nên chính xác hơn do đó nên chọn thước 1.
Mặc dù, thước 1 có ĐCNN lớn nhất (1cm) so với 2 thước còn lại, nhưng trong thực tế dùng thước 1 vẫn phù hợp so với độ dài lớp học.
- Chọn thước 2 để đo chu vi miệng cốc (2-C), vì chu vi miệng cốc là độ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.
- Chọn thước 3 để đo bề dày cuốn Vật lí 6 (3-A), vì bề dày cuốn Vật lí 6 nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì việc đo và ghi kết quả đo sẽ càng chính xác hơn. Do đó nên chọn thước 3.
();
}
}
});