Trang chủ Lớp 6 Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ) Bài 1a, 1b,1c phần bài tập tương tự trang 6 vở bài...

Bài 1a, 1b,1c phần bài tập tương tự trang 6 vở bài tập Vật lý 6: 1a...

Bài 1a, 1b,1c phần bài tập tương tự - Trang 6 vở bài tập vật lý 6. A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.. Bài 1. Đo độ dài


1a
1b
1c

2. Bài tập tương tự

1a

GHĐ và ĐCNN của thước vẽ ở hình 1.2 là:

A. 50cm và 0,1cm.

B. 5dm và 1mm.

C. 0,5m và 1cm.

D. 50cm và 10cm.

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về dụng cụ đo độ dài:

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Thước có độ dài lớn nhất ghi trên thước là 50cm = 0,5m nên GHĐ của thước là 0,5m và độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước là 10 : 10 = 1cm nên ĐCNN của thước là 1cm.

=> Chọn C.

1b

Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chu vi đường tròn, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài súc vải?

Advertisements (Quảng cáo)

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về dụng cụ đo độ dài:

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Dùng thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm đo chu vi đường tròn và đo chiều dài súc vải là thích hợp nhất và chính xác nhất

=> Chọn C

1c

Làm thế nào để đo chu vi đường tròn bằng một thước kẻ và một sợi dây?

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về cách đo độ dài và dụng cụ đo độ dài.

Ta cuốn sợi dây quanh đường tròn cần đo, sau đó dùng thước kẻ đo đoạn dây đã đánh dấu đó, như vậy chiều dài đoạn dây chính là chu vi đường tròn.

();
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)