19a
19b
19c
19d
2. Bài tập tương tự
19a
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.
D. Cả ba hiện tượng trên không xảy ra.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, công thức tính khối lượng riêng: \(D=\dfrac{m}{V}\), công thức tính trọng lượng: \(P=10m\), công thức tính trọng lượng riêng: \(d=\dfrac{P}{V}=10D\)
Khi đun nóng một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng, trọng lượng không đổi nên khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng giảm.
Đáp án D
19b
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng đã được đun nóng?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng mới đầu tăng, sau đó giảm.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
Advertisements (Quảng cáo)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, công thức tính khối lượng riêng: \(D=\dfrac{m}{V}\)
Ta có: \(D=\dfrac{m}{V}\) trong đó: khối lượng m của vật không đổi, thể tích tăng khi làm lạnh, do đó khối lượng riêng D tăng.
Đáp án A
19c
Tại sao để quan sát sự nở vì nhiệt của chất khí ta chỉ cần áp tay vào bình đựng khí, còn để quan sát sự nở vì nhiệt của chất lỏng ta phải nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí.
Do chất khí nở vì nhiệt khá nhiều. Sự nở vì nhiệt của chất khí có thể dễ dàng khảo sát bằng mắt thường mà chỉ cần nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ của cơ thể. Còn chất lỏng chỉ có thể dễ dàng quan sát được trong nhiệt độ của nước nóng vì sự nở vì sự nở vì nhiệt của chất lỏng ít hơn. Cũng vì lí do đó nên khi khảo sát sự nở vì nhiệt của chất rắn, ta cần nung trực tiếp chất rắn với lửa.
19d
Tại sao khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế tụt xuống một chút rồi sau đó mới dâng lên?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất rắn.
Vì khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước nóng, bình thủy tinh nhận nhiệt nên nở ra trước, sau đó nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên và dâng lên cao hơn mức ban đầu.
();
}
}
});