Trang chủ Lớp 6 Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ) Câu 20.1, 20.2, 20.3, 20.6 phần bài tập trong SBT trang 71,...

Câu 20.1, 20.2, 20.3, 20.6 phần bài tập trong SBT trang 71, 72, 73 Vở bài tập Vật lý 6: 20.1...

Câu 20.1, 20.2, 20.3, 20.6 phần bài tập trong SBT – Trang 71, 72, 73 Vở bài tập Vật lí 6. Đáp án C. Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí


20.1
20.2
20.3
20.6

1. Bài tập trong SBT

20.1

Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.                             B. Rắn, khí, lỏng,

C. Khí, lỏng, rắn.                              D. Khí, rắn, lỏng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít đúng là: Khí, lỏng, rắn.

Đáp án C

20.2

Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?

A. Khối lượng.                                 

B. Trọng lượng,

C. Khối lượng riêng.          

D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất khí và công thức tính khối lượng riềng \(D = {m \over V}\)

Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng khối lượng riêng của nó thay đổi. Vì rằng khối lượng riêng \(D = {m \over V}\) khi chất khí trong bình nóng lên thì V tăng mà m không đổi nên D giảm.

Đáp án C

20.3

Hãy tiên đoán hiện tượng nào xảy ra khi dùng tay áp chặt vào bình cầu trong thí nghiệm vẽ ở hình 20.3a và 20.3b.

Làm thí nghiệm kiểm chứng và giải thích.

Phương pháp giải:

Advertisements (Quảng cáo)

Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất khí.

Khi áp chặt tay vào bình ta làm cho không khí trong bình nóng lên, nở ra. Do không khí nở ra, giọt nước màu ở hình 20.3a dịch chuyển về phía bên phải.

Ở hình 20.3b, do không khí nở ra nên có một lượng không khí thoát ra ở đầu ống thủy tinh, tạo ra những bọt không khí nổi lên mặt nước.

20.6

Người ta đo thể tích của một lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau:

Nhiệt độ (°C)

0

20

50

80

100

Thể tích (lít)

2,00

2,14

2,36

2,60

2,72

Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng của đường này.

Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm biểu diễn 10°c. Trục thẳng đứng là trục thể tích: lcm biếu diễn 0,2 lít

Phương pháp giải:

Vẽ đồ thị thực nghiệm.

 

Nhận xét hình dạng của đường thẳng này: đường biểu diễn là đường thẳng (H.20.1)

();
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)