Trang chủ Lớp 6 Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ) Câu 20a, 20b, 20c, 20d, 20e phần bài tập tương tự trang...

Câu 20a, 20b, 20c, 20d, 20e phần bài tập tương tự trang 73 Vở BT Vật lý 6: 20a...

Câu 20a, 20b, 20c, 20d, 20e phần bài tập tương tự – Trang 73 Vở bài tập Vật lí 6. Không khí nóng hơn, thể tích tăng mà khối lượng riêng \(D = {m \over V}\) nên khối lượng riêng giảm do vậy không khí nóng nhẹ hơn. Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí


20a
20b
20c
20d
20e

2. Bài tập tương tự

20a

Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Lỏng, rắn, khí.

C. Rắn, khí, lỏng.

D. Lỏng, khí, rắn.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

=> Sắp xếp các chất nở vì nhiệt theo từ ít tới nhiều là: Rắn, lỏng, khí

Đáp án A

20b

Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong một bình được nút kín?

A. Khối lượng của lượng khí tăng.

B. Thể tích của lượng khí tăng.

C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm.

D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất khí và đặc điểm của bình kín.

Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình kín thì thể tích, khối lượng và khối lượng riêng hầu như không đổi.

Đáp án D

Advertisements (Quảng cáo)

20c

Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong một bình không đậy nút?

A. Khối lượng của lượng khí tăng.

B. Thể tích của lượng khí tăng.

C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm.

D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất khí và công thức tính khối lượng riêng \(D = \displaystyle{m \over V}\).

Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình không đậy nút thì dãn nở, bay bớt ra ngoài, làm cho khối lượng khí giảm, nhưng thể tích bình chứa không đổi nên khối lượng riêng của khí trong bình: \(D = \displaystyle{m \over V}\) giảm.

=> Đáp án C

20d

Khi nhúng một quả bóng bàn vừa bị bẹp vừa bị hở một lỗ nhỏ vào nước nóng thì quả bóng có phồng lên không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất khí và hiện tượng không khí thoát ra ngoài khi bóng bị hở.

Khi bóng bàn bị thủng thì không khí cũng đã ra ngoài khiến cho khi nhúng bóng vào nước nóng mà không phồng trở lại được.

20e

Năm 1783, người ta đã cho khinh khí cầu đầu tiên bay lên cao bằng cách bơm khí nóng vào. Hãy giải thích tại sao không khí nóng có thể làm khinh khí cầu bay lên?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất khí và công thức tính khối lượng riêng \(D = {m \over V}\).

Không khí nóng hơn, thể tích tăng mà khối lượng riêng \(D = {m \over V}\) nên khối lượng riêng giảm do vậy không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. Mặt khác, không khí nóng ít dày đặc hơn không khí lạnh nên bay lên cao, ngoài ra phần bóng của một khinh khí cầu thường được làm bằng nilon có trọng lượng nhẹ, chắc chắn, và không tan chảy như các vật liệu khác khi tiếp xúc nhiệt độ nên vẫn giữ được không khí nóng bên trong. 

();
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)