C1 - C4
C5 - C6
C7 - C9
2. Trả lời câu hỏi
C1 - C4
C1.
Khi bàn tay áp vào bình cầu giọt nước màu trong ống thủy tinh di chuyển lên phía trên.
Hiện tượng này chứng tỏ thể tích của không khí đã tăng khi nóng lên.
C2.
Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu nữa thì giọt nước màu trong ống thủy tinh đi xuống.
Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: không khí co lại.
C3.
Thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình là do không khí trong bình khi đó bị nóng lên.
C4.
Thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu là do không khí trong bình khi đó lạnh đi.
C5 - C6
C5.
Nhận xét về sự nở vì nhiệt của chất khí, chất lỏng, chất rắn:
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
3. Rút ra kết luận
C6.
a) Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi.
c) Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất.
4. Vận dụng
C7 - C9
C7.
Quả bóng bàn bị móp khi nhúng vào nước nóng mới có thể phồng lên được với điều kiện: không khí bên trong quả bóng không được thất thoát ra ngoài, nghĩa là quả bóng không bị hở khí.
C8. Không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh vì:
Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:
\(d = \dfrac{P}{V} = \dfrac{{10m}}{V}\)
(m là khối lượng khí, V là thể tích của khí).
Khi nhiệt độ tăng, khối lượng khí m không đổi nhưng thể tích V tăng do khí nở ra, do đó trọng lượng riêng d giảm.
=> trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
C9.
Giải thích hoạt động của dụng cụ đo độ nóng, lạnh của Galilê:
+ Khi nhiệt độ tăng, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới.
+ Khi nhiệt độ giảm, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại dẫn đến mức nước trong ống thuỷ tinh khi đó dâng lên.
Như vậy nếu gắn vào ống thuỷ tinh một băng giấy có chia vạch, thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, tức là khi nào trời nóng, trời lạnh.
Ghi nhớ:
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
();
}
}
});