24 - 25.2.
24 -25.3.
24 - 25.6.
1. Bài tập trong SBT
24 - 25.2.
Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp han nhiệt độ đông đặc
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thế thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc.
Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước câu đúng là: Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
Đáp án D
24 -25.3.
Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng đê đo nhiệt độ của không khí?
Phương pháp giải:
Dựa nhiệt độ đông đặc của rượu.
Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyến thường không xuống thấp hơn nhiệt độ này.
24 - 25.6.
Hình 24-25. 1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.
Advertisements (Quảng cáo)
1. Ở nhiệt độ nào chât rắn bắt đầu nóng chảy?
2. Chất rắn này là chất gì?
3. Để đun chất rắn từ 60°c tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?
5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?
6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đặc điểm của sự đông đặc và sự nóng chảy.
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Trong quá trình đông đặc và nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Nhiệt độ nóng chảy bằng với nhiệt độ đông đặc.
1. Ở nhiệt độ chất rắn bắt đầu nóng chảy: 80°C.
2. Chất rắn này là: Băng phiến.
3. Để đun chất rắn từ 60°c tới nhiệt độ nóng chảy cần 4 phút.
4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là 2 phút.
5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ 13.
6. Thời gian đông đặc kéo dài 5 phút.
();
}
}
});