Trang chủ Lớp 6 Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ) Mục III – Phần A trang 87 VBT Lý 6: VẬN DỤNG

Mục III - Phần A trang 87 VBT Lý 6: VẬN DỤNG...

Mục III - Phần A - Trang 87 Vở bài tập Vật lí 6. Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: nhiệt độ của nước đá không đổi, nước đá đang nóng chảy (rắn → lỏng).. Bài 25. Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)


C5
C6
C7

III - VẬN DỤNG

C5

- Hình 25.1 vẽ đường thẳng biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của nước đá vì nhiệt độ nóng chảy nước đá là 00C.

- Từ phút 0 đến phút thứ 1: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -40C đến 00C (thể rắn).

- Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: nhiệt độ của nước đá không đổi, nước đá đang nóng chảy (rắn → lỏng).

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của nước đá tăng (thể lỏng).

C6

Trong việc đúc tượng đồng, có các quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.

Advertisements (Quảng cáo)

- Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc.

- Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.

C7

Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ vì nhiệt độ tan của nước đá là xác định (00C) và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi.

Ghi nhớ:

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là thể đông đặc.

- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

();
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)