Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - học Toán 9 Bài 13 trang 95 Tài liệu dạy và học Toán 9 tập...

Bài 13 trang 95 Tài liệu dạy và học Toán 9 tập 2: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên tia đối của tia AB lấy một điểm M. Vẽ tiếp...

Bài tập – Chủ đề 2 : Góc chắn cung – Bài 13 trang 95 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2. Giải bài tập Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên tia đối của tia AB lấy một điểm M. Vẽ tiếp tuyến

Advertisements (Quảng cáo)

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên tia đối của tia AB lấy một điểm M. Vẽ tiếp tuyến MC với đường tròn. Gọi H là hình chiếu của C trên AB.

a) Chứng minh rằng CA là phân giác của góc \(\widehat {MCH}\).

b) Giả sử MA = a, MC = c, tính AB và CH.

a) Chứng minh hai góc \(\widehat {ACM}\) và \(\widehat {ACH}\) cùng bằng \(\widehat {ABC}\).

b) Gọi bán kính của đường tròn đường kính AB là R.

+) Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông OCM tính R, từ đó tính được AB.

+) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OCM tính CH.

 

a) Ta có \(\widehat {ACB} = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \( \Rightarrow \Delta ABC\) vuông tại C

Advertisements (Quảng cáo)

\( \Rightarrow \widehat {ABC} + \widehat {BAC} = {90^0}\) (hai góc nhọn trong tam giác vuông) hay \(\widehat {ABC} + \widehat {HAC} = {90^0}\)

\(\Delta AHC\) vuông tại H \( \Rightarrow \widehat {HAC} + \widehat {ACH} = {90^0}\) (hai góc nhọn trong tam giác vuông).

\( \Rightarrow \widehat {ABC} = \widehat {ACH}\) (cùng phụ với\(\widehat {HAC}\))

Lại có \(\widehat {ACM} = \widehat {ABC}\) (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AC)

\( \Rightarrow \widehat {ACM} = \widehat {ACH} \Rightarrow CA\) là tia phân giác của \(\widehat {MCH}\).

b) Gọi bán kính của đường tròn đường kính AB là R

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông OCM có :

\(\begin{array}{l}M{C^2} + O{C^2} = O{M^2} \Leftrightarrow {c^2} + {R^2} = {\left( {a + R} \right)^2}\\ \Leftrightarrow {c^2} + {R^2} = {a^2} + 2aR + {R^2} \Leftrightarrow {a^2} + 2Ra – {c^2} = 0\\ \Leftrightarrow 2R = \dfrac{{{c^2} – {a^2}}}{a} = AB \Rightarrow R = \dfrac{{{c^2} – {a^2}}}{{2a}}\end{array}\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OCM có :

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{{C{H^2}}} = \dfrac{1}{{O{C^2}}} + \dfrac{1}{{C{M^2}}} \Leftrightarrow \dfrac{1}{{C{H^2}}} = \dfrac{1}{{{R^2}}} + \dfrac{1}{{{c^2}}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{{C{H^2}}} = \dfrac{{4{a^2}}}{{{c^2} – {a^2}}} + \dfrac{1}{{{c^2}}} \Leftrightarrow \dfrac{1}{{C{H^2}}} = \dfrac{{4{a^2}{c^2} + {c^2} – {a^2}}}{{{c^2}\left( {{c^2} – {a^2}} \right)}}\\ \Rightarrow C{H^2} = \dfrac{{{c^2}\left( {{c^2} – {a^2}} \right)}}{{4{a^2}{c^2} + {c^2} – {a^2}}} \Rightarrow CH = \sqrt {\dfrac{{{c^2}\left( {{c^2} – {a^2}} \right)}}{{4{a^2}{c^2} + {c^2} – {a^2}}}} \end{array}\)