(h.88). Cho hai đường tròn (C1) và (C2) nằm ngoài nhau và có bán kính không bằng nhau. Chứng minh rằng tâm của các đường tròn cùng tiếp xúc ngoài hoặc cùng tiếp xúc trong với (C1) và (C2) nằm trên một hypebol với các tiêu điểm là tâm của các đường tròn (C1) và (C2). Tâm đối xứng của hypebol này nằm ở đâu ?
(h.114).
Kí hiệu O1,R1 là tâm và bán kính của đường tron (C1);O2,R2 là tâm và bán kính của đường tròn (C2).
Advertisements (Quảng cáo)
Xét đường tròn thay đổi (C), tâm O, bán kính R. (C) tiếp xúc ngoài với (C1) tại M, với (C2) tại N. Ta có:
|OO1−OO2|
=|(OM+O1M)−(ON+O2N)|
=|O1M−O2N|=|R1−R2|>0 (do R1≠R2).
Do đó O nằm trên một hypebol có các tiêu điểm là O1 và O2. Tâm đối xứng của hypebol này là trung điểm của O1O2. Lập luận tương tự cho trường hợp đường tròn (C) cùng tiếp xúc trong với các đường tròn (C1),(C2).