Cho hai hàm số y=f(x) và y=g(x) xác định trên R. Đặt S(x)=f(x)+g(x) và P(x)=f(x)g(x). Chứng minh rằng :
a. Nếu y=f(x) và y=g(x) là những hàm số chẵn thì y=S(x) và y=P(x) cũng là những hàm số chẵn.
b. Nếu y=f(x) và y=g(x) là những hàm số lẻ thì y=S(x) là hàm số lẻ và y=P(x) là hàm số chẵn.
c. Nếu y=f(x) là hàm số chẵn, y=g(x) là hàm số lẻ thì y=P(x) là hàm số lẻ.
a. Dễ dàng suy ra từ giả thiết và định nghĩa hàm số chẵn.
b. Với x tùy ý thuộc R, ta có : f(−x)=−f(x) và g(−x)=−g(x) (vì f và g là những hàm số lẻ) ; do đó
S(−x)=f(−x)+g(−x)=−f(x)−g(x)=−[f(x)+g(x)]=−S(x)
P(−x)=f(−x)g(−x)=[−f(x)][−g(x)]=f(x)g(x)=P(x)
Advertisements (Quảng cáo)
Vậy y=S(x) là hàm số lẻ và y=P(x) là hàm số chẵn.
c. Với x tùy ý thuộc R, ta có : f(−x)=f(x) và g(−x)=−g(x) (vì f là hàm số chẵn và g là hàm số lẻ) ; do đó
P(−x)=f(−x)g(−x)
=f(x)[−g(x)]
=−f(x)g(x)
=−P(x).
Vậy y=P(x) là hàm số lẻ.