Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 Nâng cao Câu 3.27 trang 62 SBT Đại số 10 Nâng cao: Nếu a...

Câu 3.27 trang 62 SBT Đại số 10 Nâng cao: Nếu a = 0 thì (1) vô nghiệm nên phương trình đã cho vô nghiệm....

Câu 3.27 trang 62 SBT Đại số 10 Nâng cao. Với a ≠ 3 và \(a \ne \dfrac{1}{2},\) phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{4a – 7}}{{a – 3}}\). Bài 3. Một số phương trình quy về phương trình bậc nhất hoặc bậc hai

Advertisements (Quảng cáo)

Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số a :

a. \(\dfrac{3}{{x – 1}} = a\)

b. \(\dfrac{{2a – 1}}{{x – 2}} = a – 3\)

c. \(\dfrac{a}{{ax + 3}} = 2\)

a. Điều kiện : x ≠ 1, đưa phương trình về dạng \(ax = 3 + a\)           (1)

– Nếu a = 0 thì (1) vô nghiệm nên phương trình đã cho vô nghiệm.

– Nếu a ≠ 0 thì (1) \( \Leftrightarrow x = \dfrac{{3 + a}}{a}.\)

Nhận thấy \(\dfrac{{3 + a}}{a} \ne 1.\) Vậy \(x = \dfrac{{3 + a}}{a}\) là nghiệm của phương trình đã cho.

b. Điều kiện : x ≠ 2, đưa phương trình về dạng

\(\left( {a – 3} \right)x = 4a – 7\)                (2)

Advertisements (Quảng cáo)

– Nếu a = 3 thì (2) có dạng 0x = 5 nên phương trình vô nghiệm

– Nếu a ≠ 3 thì (1) \( \Leftrightarrow x = \dfrac{{4a – 7}}{{a – 3}}.\) Xét điều kiện x ≠ 2, ta có

\(\dfrac{{4a – 7}}{{a – 3}} \ne 2 \Leftrightarrow 4a – 7 \ne 2a – 6 \Leftrightarrow a \ne \dfrac{1}{2}\)

Do đó, nếu \(a = \dfrac{1}{2}\) thì \(-x = \dfrac{{4a – 7}}{{a – 3}}\) bị loại.

Kết luận. Với a = 3 hoặc \(a = \dfrac{1}{2}\), phương trình vô nghiệm

Với a ≠ 3 và \(a \ne \dfrac{1}{2},\) phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{4a – 7}}{{a – 3}}\)

c. Với a = 0, phương trình vô nghiệm.

Với a ≠ 0, phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{a – 6}}{{2a}}\)