Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 Nâng cao Bài 4 trang 80 Hình học 10 Nâng cao: Viết phương trình...

Bài 4 trang 80 Hình học 10 Nâng cao: Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua điểm (A(3;2)) và song song với đường thẳng PQ...

Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua điểm (A(3;2)) và song song với đường thẳng PQ. Bài 4 trang 80 SGK Hình học 10 nâng cao – Bài 1. Phương trình tổng quát của đường thẳng

Advertisements (Quảng cáo)

Cho hai điểm \(P(4;0),Q(0; – 2)\) .

a) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua điểm \(A(3;2)\) và song song với đường thẳng PQ;

b) Viết phương trình tổng quát của đường trung trực của đoạn thẳng PQ.

Giải

a) Gọi \(\Delta \) là đường thẳng đi qua điểm  \(A(3;2)\) và song song với đường thẳng PQ

\(\overrightarrow {PQ} \left( { – 4; – 2} \right)\)

Gọi \(\overrightarrow n \) là một véc tơ pháp tuyến của đường thẳng PQ do đó: \(\overrightarrow n .\overrightarrow {PQ}  = \overrightarrow 0 \)

Ta chọn \(\overrightarrow n (1; – 2)\)

\(\Delta \) song song với đường thẳng PQ nên véc tơ pháp tuyến của đường thẳng PQ cũng là véc tơ pháp tuyến của \(\Delta \)

Phương trình tổng quát của \(\Delta \) đi qua A(3, 2)  và có véc tơ pháp tuyến  \(\overrightarrow n (1; – 2)\)  là:

\(1.(x – 3) – 2(y – 2) = 0 \Leftrightarrow x – 2y + 1 = 0\)

b) Gọi \(I({x_I};{y_I})\) là trung điểm của PQ

Advertisements (Quảng cáo)

Tọa độ điểm I là nghiệm của hệ sau:

\(\left\{ \matrix{
{x_I} = {{{x_P} + {x_Q}} \over 2} \hfill \cr
{y_I} = {{{y_P} + {y_Q}} \over 2} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x_I} = {{4 + 0} \over 2} \hfill \cr
{y_I} = {{0 + ( – 2)} \over 2} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x_I} = 2 \hfill \cr
{y_I} = – 1 \hfill \cr} \right.\)

Vậy \(I(2; – 1)\)

Gọi d là đường thẳng trung trực của đoạn thẳng PQ

Vì d là đường thẳng trung trực của PQ nên d đi qua trung điểm I của đoạn thẳng PQ và vuông góc với PQ

Phương trình đường thẳng d đi qua I(-2, 1) và nhận \(\overrightarrow {PQ} \left( { – 4; – 2} \right)\) làm véc tơ pháp tuyến là:

\( – 4.(x – 2) – 2.(y + 1) = 0 \Leftrightarrow  – 4x – 2y + 6 = 0\)

\(\Leftrightarrow 2x + y – 3 = 0\)

.