Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa học 11 Nâng cao (sách cũ) Bài 9.33 trang 75 SBT Hóa lớp 11 – Nâng cao: Hỗn...

Bài 9.33 trang 75 SBT Hóa lớp 11 - Nâng cao: Hỗn hợp hai axit có phản ứng tráng bạc, vậy trong hỗn hợp có axit fomic (HCOOH)...

Bài 9.33 trang 75 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. Hướng dẫn. Bài 61. Axit cacboxylic : Tính chất hóa học điều chế và ứng dụng

Hòa tan 13,4 g hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được 50,0 g dung dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất phản ứng hoàn toàn với lượng dư bạc nitrat trong dung dịch amoniac, thu được 10,8 g bạc. Phần thứ hai được trung hòa bằng dung dịch NaOH 1M thì hết 100 ml

Xác định công thức của hai axit, tính phần trăm khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp. Tính nồng độ phần trăm của mỗi axit trong dung dịch A.

Hướng dẫn

+ Hỗn hợp hai axit có phản ứng tráng bạc, vậy trong hỗn hợp có axit fomic (HCOOH)

\(HCOOH + 2\left[ {Ag{{(N{H_3})}_2}} \right]OH \to \) \({(N{H_4})_2}C{O_3} + 2Ag + 2N{H_3} + {H_2}O\)

Trong một nửa A ( khối lượng 6,7 gam ) có số mol HCOOH) = \({1 \over 2}\) số mol Ag= 0,05 mol

Khối lượng HCOOH +NaOH \( \to \) RCOONa + HOH

Advertisements (Quảng cáo)

HCOOH + NaOH \( \to \) HCOONa+HOH

Số mol 2 axit = số mol NaOH = 0,10 (mol)

Số mol RCOOH=0,1-0,05=0,05(mol)

Vậy \({M_{RCOOH}} = 88(g/mol)\). Công thức phân tử của RCOOH : \({C_4}{H_8}{O_2}\)

Công thức cấu tạo : \({C_3}{H_7}{\rm{COOH}}\)

\(C{\% _{HCOOH}} = 9,2\% ;\) \(C{\% _{{C_3}{H_7}{\rm{COOH}}}} = 17,6\% \)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Hóa học 11 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)