Trang chủ Lớp 12 Toán lớp 12 Bài tập 3 trang 90 – Hình học 12: Phương trình đường...

Bài tập 3 trang 90 – Hình học 12: Phương trình đường thẳng trong không gian...

Bài tập 3 – Trang 90 – SGK Hình học 12. Phương trình đường thẳng trong không gian. Xét vị trí tương đối của đường thẳng d và d' trong các trường hợp.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 3. Xét vị trí tương đối của đường thẳng dd’ trong các trường hợp sau:

a) d: \(\left\{\begin{matrix} x=-3+2t & \\ y=-2+3t& \\ z=6+4t& \end{matrix}\right.\)         và                

     d’: \(\left\{\begin{matrix} x=5+t’& \\ y=-1-4t’& \\ z=20+t’& \end{matrix}\right.\) ;

b) d: \(\left\{\begin{matrix} x=1+t& \\ y=2+t& \\ z=3-t& \end{matrix}\right.\)               và                

    d’:  \(\left\{\begin{matrix} x=1+2t’& \\ y=-1+2t’& \\ z=2-2t’.& \end{matrix}\right.\)

a)  Đường thẳng \(d\) đi qua \(M_1( -3 ; -2 ; 6)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_{1}}(2 ; 3 ; 4)\).

Đường thẳng \(d’\) đi qua \(M_2( 5 ; -1 ; 20)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_{2}}(1 ; -4 ; 1)\).

Ta có   \(\left [\overrightarrow{u_{1}},\overrightarrow{u_{2}} \right ] = (19 ; 2 ; -11)\) ; \(\overrightarrow{M_{1}M_{2}} = (8 ; 1 ; 14) \)

và \(\left [\overrightarrow{u_{1}},\overrightarrow{u_{2}} \right ].\overrightarrow{M_{1}M_{2}} = (19.8 + 2 – 11.4) = 0\)

nên \(d\) và \(d’\) cắt nhau.

Nhận xét : Ta nhận thấy \(\overrightarrow{u_{1}}\), \(\overrightarrow{u_{2}}\) không cùng phương nên d và d’ chỉ có thể cắt nhau hoặc chéo nhau.

Xét hệ phương trình:\(\left\{\begin{matrix} -3+2t=5+t’ & (1)\\ -2+3t=-1-4t’ & (2) \\ 6+4t=20+t’& (3) \end{matrix}\right.\)

Từ (1) với (3), trừ vế với vế ta có \(2t = 6 => t = -3\), thay vào (1) có \(t’ = -2\), từ đó \(d\) và \(d’\) có điểm chung duy nhất \(M(3 ; 7 ; 18)\). Do đó d và d’ cắt nhau.

b) Ta có : \(\overrightarrow{u_{1}}(1 ; 1 ; -1)\) là vectơ chỉ phương của d và \(\overrightarrow{u_{2}}(2 ; 2 ; -2)\) là vectơ chỉ phương của d’ .

Ta thấy \(\overrightarrow{u_{1}}\) và \(\overrightarrow{u_{2}}\) cùng phương nên d và d’ chỉ có thể song song hoặc trùng nhau.

Lấy điểm \(M(1 ; 2 ; 3) ∈d\) ta thấy \(M \notin d’\) nên \(d\) và \(d’\) song song.