a) Cho phương trình
\(x + \dfrac{1}{{x - 2}} = 3 + \dfrac{1}{{x - 2}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\)
Giá trị \(x = 3\) có phải là nghiệm của phương trình (1) hay không ? Vì sao ?
b) Cho phương trình
\(x + \dfrac{1}{{x - 2}} = 2 + \dfrac{1}{{x - 2}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2)\)
Giá trị \(x = 2\) có nghiệm là nghiệm của phương trình (2) hay không ? Vì sao ?
Advertisements (Quảng cáo)
Thế \(x = 3\) vào vế trái của (1) ta có: \(3 + \dfrac{1}{{3 - 2}} = 3 + 1 = 4\)
Thế \(x = 3\) vào vế phải của (1) ta có: \(3 + \dfrac{1}{{3 - 2}} = 3 + 1 = 4\)
Khi thế \(x = 3\) vào hai vế của (1) đều cho giá trị bằng 4.
Vậy \(x = 3\) là nghiệm của phương trình (1)
b) \(x = 2\) thì \(\dfrac{1 } {x - 2}\) không xác định.
Vậy \(x = 2\) không phải là nghiệm của phương trình (2)