Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - học Toán 9 (sách cũ) Bài 32 trang 96 Dạy và học Toán 9 tập 2: Cho...

Bài 32 trang 96 Dạy và học Toán 9 tập 2: Cho tam giác ABC nhọn và nội tiếp đường tròn O. Hai đường cao BE, CF của tam giác ABC cắt...

Luyện tập - Chủ đề 2 : Góc chắn cung - Bài 32 trang 96 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2. Giải bài tập Cho tam giác ABC nhọn và nội tiếp đường tròn O. Hai đường cao BE, CF của tam giác ABC cắt

Cho tam giác ABC nhọn và nội tiếp đường tròn O. Hai đường cao BE, CF của tam giác ABC cắt đường tròn O lần lượt tại K và I.

a) Chứng minh EF // IK.

b) IK cắt AB và AC lần lượt tại P và Q. Chứng minh \(OA \bot PQ\) .

c) Tia AO cắt (O) tại D, BE và CF cắt nhau tại H. Chứng minh tứ giác BHCD là hình bình hành.

d) Tia AH cắt (O) tại M. Chứng minh AB.DC = MB.AC.

e) Chứng minh BD.AC + CD.AB = AD.BC.

 

a) Gọi I là trung điểm của BC.

Tam giác BCE vuông tại E nên \(IE = \dfrac{1}{2}BC = IB = IC\) (định kí đường trung tuyến trong tam giác vuông).

Tam giác BCF vuông tại F nên \(IF = \dfrac{1}{2}BC = IB = IC\) (định kí đường trung tuyến trong tam giác vuông).

Từ đó suy ra \(IB = IC = IE = IF \Rightarrow \) 4 điểm B, C, E, F cùng thuộc đường tròn đường kính BC.

Xét đường tròn đường kính BC: \(\widehat {BEF} = \widehat {BCF} = \widehat {BCI}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BF).

Advertisements (Quảng cáo)

Xét đường tròn \(\left( O \right)\): \(\widehat {BCI} = \widehat {BKI}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BI).

\( \Rightarrow \widehat {BEF} = \widehat {BKI}\). Mà hai góc này ở vị trí đồng vị bằng nhau \( \Rightarrow EF//KI\).

b) Xét đường tròn đường kính BC có \(\widehat {EBF} = \widehat {ECF}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung EF) hay \(\widehat {ABK} = \widehat {ACI}\) .

Xét đường tròn \(\left( O \right)\) có  (hai góc nội tiếp bằng nhau chắn hai cung bằng nhau) \( \Rightarrow AI = AK\) (hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau).

\( \Rightarrow A\) thuộc đường trung trực của IK.

Lại có \(OI = OK \Rightarrow \) O thuộc trung trực của IK.

\( \Rightarrow OA\) là trung trực của IK \( \Rightarrow OA \bot IK\) hay \(OI \bot PQ\) (do \(P,Q \in IK\))

c) Ta có \(\widehat {ABD} = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn \(\left( O \right) \Rightarrow AB \bot BD\).

Mà \(CH \bot AB\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow CH//BD\).

\(\widehat {ACD} = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn \(\left( O \right) \Rightarrow AC \bot CD\).

Mà \(BH \bot AC\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow BH//CD\)

Xét tứ giác BHCD có \(CH//BD;\,\,\,BH//CD \Rightarrow BHCD\) là hình bình hành (tứ giác có các cạnh cạnh đối song song).

d)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tài liệu Dạy - học Toán 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: