Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - học Toán 9 (sách cũ) Bài 33 trang 96 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập...

Bài 33 trang 96 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2: Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn O (A, B là hai...

Luyện tập - Chủ đề 2 : Góc chắn cung - Bài 33 trang 96 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2. Giải bài tập Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn O (A, B là hai

Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn O (A, B là hai tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OM và AB.

a) Chứng minh MA2=MO.MH .

b) Vẽ cát tuyến MCD của (O), C nằm giữa hai điểm M và D.

Chứng minh MO.MH = MC.MD

c) Gọi N là trung điểm của CD. Chứng minh NM là tia phân giác của góc ANB.

d) Tia BN cắt đường tròn O tại K. Chứng minh AK // CD.

a) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.

b) Chứng minh tam giác MAC và MDC đồng dạng.

c) Chứng minh 5 điểm A, N, O, B, M cùng thuộc đường tròn đường kính OM, sử dụng tính chất góc nội tiếp cùng chắn 1 cung thì bằng nhau, chứng minh hai góc ^ANM^BNM cùng bằng một số góc trung gian.

d) Chứng minh ^AKB^KND cùng bằng nửa số đo cung nhỏ AB của đường tròn (O).

 

a) Ta có MA=MBM thuộc trung trực của AB

OA=OB=ROthuộc trung trực của AB

OM là trung trực của AB OMAB tại H.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OAM có: MA2=MO.MH  (1).

Advertisements (Quảng cáo)

b) Xét tam giác MAC và tam giác MDA có:

^AMC chung;

^MAC=^MDA (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung);

ΔMACΔMDA(g.g)MAMD=MCMAMA2=MC.MD   (2).

Từ (1) và (2) MO.MH=MC.MD.

c) Vì N là trung điểm của CD ONCD (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung).

Ta có: ^OAM=^ONM=^OBM=900A,N,B thuộc đường tròn đường kính OM.

Gọi I là trung điểm của OM I là tâm đường tròn đường kính OM.

Xét đường tròn đường kính OM có: ^BNM=^BOM (1) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BM).

^ANM=^ABM(2) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AM).

Ta có: ^ABM+^OBH=^OBM=900;^BOM+^OBH=900

^ABM=^BOM   (3)

Từ (1), (2) và (3) ^ANM=^BNMNM là tia phân giác của ^ANB.

d) Ta có ^ANM=^BNM(cmt). Mà ^BNM=^KND (đối đỉnh) ^ANM=^KND.

Xét đường tròn đường kính OM ta có : ^ANM=^AOM (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AM).

Mà OM là đường phân giác của ^AOB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

^AOM=12^AOB^ANM=12^AOB^KND=12^AOB=12sdcungAB (số đo góc ở tâm bằng số đo cung bị chắn).

Xét đường tròn (O)^AKB=12sdcungAB  (góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn) ^AKB=^KND.

Mà hai góc này ở vị trí so le trong AK//CD.

 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tài liệu Dạy - học Toán 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)