Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - học Toán 9 Bài 6 trang 74 Tài liệu dạy học Toán lớp 9 tập...

Bài 6 trang 74 Tài liệu dạy học Toán lớp 9 tập 1: Cho đường tròn tâm O bán kính R = 10 cm. A, B là hai điểm trên đường tròn (O) và I là trung...

Bài tập – Chủ đề 1 : Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông – Bài 6 trang 74 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1. Giải bài tập Cho đường tròn tâm O bán kính R = 10 cm. A, B là hai điểm trên đường tròn (O) và I là trung

Advertisements (Quảng cáo)

Cho đường tròn tâm O bán kính R = 10 cm. A, B là hai điểm trên đường tròn (O) và I là trung điểm của đoạn thẳng AB.

a) Tính AB nếu OI = 7 cm.

b) Tính OI nếu AB = 14 cm.

Sử dụng quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung để chứng minh tam giác OIA vuông tại I từ đó áp dụng định lý Pythagore để tính.

a) Tính AB nếu OI = 7 cm.

Có A, B là hai điểm trên đường tròn (O) và I là trung điểm của đoạn thẳng AB

\( \Rightarrow OI \bot AB\) (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung)

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác OIA vuông tại I:

\(A{I^2} = O{A^2} – O{I^2} = {10^2} – {7^2} = 51\)

\(\Rightarrow AI = \sqrt {51} \)(cm)

Có I là trung điểm của đoạn thẳng AB \( \Rightarrow AB = 2.AI = 2\sqrt {51} \) (cm)

b) Tính OI nếu AB = 14 cm.

Có I là trung điểm của đoạn thẳng AB \( \Rightarrow AI = \dfrac{1}{2}.AB = 7\) (cm)

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác OIA vuông tại I:

\(O{I^2} = O{A^2} – A{I^2} = {10^2} – {7^2} = 51 \)

\(\Rightarrow OI = \sqrt {51} \) (cm)