Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - học Toán 9 (sách cũ) Bài 9 trang 102 Tài liệu dạy và học Toán 9 tập...

Bài 9 trang 102 Tài liệu dạy và học Toán 9 tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Từ một điểm M tùy ý trên dây BC, kẻ các...

Bài tập - Chủ đề 3: Tứ giác nội tiếp - Bài 9 trang 102 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2. Giải bài tập Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Từ một điểm M tùy ý trên dây BC, kẻ các

Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Từ một điểm M tùy ý trên dây BC, kẻ các đường thẳng song song với AC và AB, chúng cắt AB và AC lần lượt tại P và Q. Gọi D là điểm đối xứng của M qua đường thẳng PQ. Chứng minh D nằm trên đường tròn (O).

+) Đặt ^BAC=α.

+) Chứng minh P là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BDM và ^BPM=^BAC=α.

+) Chứng minh được Q là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CDM và ^MQC=α

+) Tính ^BDM;^MDC theo α, chứng minh ^BDC=α.

 

Đặt ^BAC=α.

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có: PM // AC nên ^BPM=^BAC=α (hai góc đồng vị bằng nhau)

Áp dụng định lí Ta-let ta có : PMAC=BPAB. Mà AB=ACPM=PB.

Vì D đối xứng M qua PQ nên PQ là trung trực của MD PM=PD.

PM=PD=PBP là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BDM.

^BDM=12^BPM (góc nội tiếp bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn 1 cung)

^BDM=12α.

Hoàn toàn tương tự ta chứng minh được Q là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CDM và ^MQC=α

^MDC=12^MQC=12α (góc nội tiếp bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn 1 cung)

^BDC=^BDM+^MDC=12α+12α=α=^BAC Tứ giác ACBD là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có 2 góc cùng chắn 1 cung bằng nhau).

Vậy D thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tài liệu Dạy - học Toán 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)