Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 Nâng cao Bài 70 trang 49 SBT Hình 10 nâng cao: (h.63).

Bài 70 trang 49 SBT Hình 10 nâng cao: (h.63)....

Bài 70 trang 49 SBT Hình học 10 Nâng cao. Ta lại có \(S = \dfrac{{abc}}{{4R}}\) và \({a^2} + {b^2} + {c^2} = 9({R^2} – {d^2})\) ( theo bài 64) nên \({S_{A’B’C’}} = \dfrac{{{R^2} – {d^2}}}{{4{R^2}}}.S\).. Bài 3. Hệ thức lượng trong tam giác.

Advertisements (Quảng cáo)

Cho tam giác \(ABC\) có trọng tâm \(G\). Gọi \(A’, B’, C’\) lần lượt là hình chiếu của \(G\) trên các cạnh \(BC, CA, AB\) của tam giác. Hãy tính diện tích của tam giác \(A’B’C’\) biết rằng tam giác \(ABC\) có diện tích bằng \(S\) và khoảng cách từ \(G\) đến tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó bằng \(d\), bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng \(R.\)

Giải

(h.63).

 

\({S_{A’B’C’}} = {S_{GA’B’}} + {S_{GB’C’}} + {S_{GC’A’}}  ;\)

\(  {S_{GA’B’}} = \dfrac{1}{2}.GA’.GB’.\sin ({180^0} – \widehat C)\)

\(= \dfrac{1}{{18}}{h_a}{h_b}\sin C\).

Advertisements (Quảng cáo)

Trong tam giác ABC, \({h_a} = \dfrac{{2S}}{a} ,  {h_b} = \dfrac{{2S}}{b} ,  \sin C = \dfrac{c}{{2R}}\)

Từ đó ta có \({S_{GA’B’}} = \dfrac{{{S^2}.c}}{{9ab.R}} = \dfrac{{{S^2}.{c^2}}}{{9abc.R}}\).

Tương tự, \({S_{GB’C’}} = \dfrac{{{S^2}{a^2}}}{{9abc.R}} ;  {S_{GC’A’}} = \dfrac{{{S^2}{b^2}}}{{9abc.R}}\).

Suy ra \({S_{A’B’C’}} = \dfrac{{{S^2}}}{{9abc.R}}({a^2} + {b^2} + {c^2}).\)

Ta lại có \(S = \dfrac{{abc}}{{4R}}\) và \({a^2} + {b^2} + {c^2} = 9({R^2} – {d^2})\) ( theo bài 64) nên \({S_{A’B’C’}} = \dfrac{{{R^2} – {d^2}}}{{4{R^2}}}.S\).