Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 Nâng cao Bài 75 trang 115 SBT Hình học 10 Nâng cao: Bài 6....

Bài 75 trang 115 SBT Hình học 10 Nâng cao: Bài 6. Đường hypebol....

Bài 75 trang 115 SBT Hình học 10 Nâng cao. \(N \in (H)   \Rightarrow     \dfrac{{36}}{{{a^2}}} –  \dfrac{9}{{{b^2}}} = 1\)          (3). Bài 6. Đường hypebol.

Advertisements (Quảng cáo)

Lập phương trình chính tắc của hypebol \((H)\) biết

a) Phương trình các cạnh của hình chữ nhật cơ sở là \(x =  \pm  \dfrac{1}{2} ,  y =  \pm 1\);

b) Một đỉnh là \((3 ; 0)\) và phương trình đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật cơ sở là \({x^2} + {y^2} = 16\);

c) Một tiêu điểm là \((-10 ; 0)\) và phương trình các đường tiệm cận là \(y =  \pm  \dfrac{{4x}}{3}\);

d) \((H)\) đi qua \(N(6 ; 3)\) và góc giữa hai đường tiệm cận bằng \(60^0\).

\((H)\) có phương trình chính tắc: \( \dfrac{{{x^2}}}{{{a^2}}} –  \dfrac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\).

a) \(a =  \dfrac{1}{2} ,  b = 1   \Rightarrow \) phương trình của \((H)\) : \( \dfrac{{{x^2}}}{{ \dfrac{1}{4}}} –  \dfrac{{{y^2}}}{1} = 1\).

b) \((3; 0)\) là một đỉnh của \((H) \Rightarrow   a = 3\). Các giao điểm của đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật cơ sở với trục \(Ox\) là các tiêu điểm của \((H)\). Vậy \(c = 4 ,  {b^2} = {c^2} – {a^2} = 7\).

Phương trình của \((H):  \dfrac{{{x^2}}}{9} –  \dfrac{{{y^2}}}{7} = 1\).

Advertisements (Quảng cáo)

c) \(c=10\). Các tiệm cận có phương trình \(y =  \pm  \dfrac{4}{3}x\), nên \( \dfrac{b}{a} =  \dfrac{4}{3}\), suy ra \( \dfrac{{{a^2} + {b^2}}}{{{a^2}}} =  \dfrac{{{4^2} + {3^2}}}{3} =  \dfrac{{25}}{9}\)   hay \( \dfrac{{{{10}^2}}}{{{a^2}}} =  \dfrac{{25}}{9}\). Vậy \({a^2} = 36,  {b^2} = 64\).

Phương trình của \((H): \dfrac{{{x^2}}}{{36}} –  \dfrac{{{y^2}}}{{64}} = 1\).

d) Phương trìn các đường tiệm cận là \(y =  \pm  \dfrac{b}{a}x\). Do góc giữa hai đường tiệm cận là 600 và hai đường tiệm cận đối xứng với nhau qua Ox, nên có hai trường hợp:

– Góc giữa mỗi tiệm cận và trục hoành bằng 300, suy ra \( \dfrac{b}{a} = {\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{an}}{30^0} =  \dfrac{1}{{\sqrt 3 }}\).   (1)

– Góc giữa mỗi tiệm cận và trục hoành bằng \(60^0\), suy ra \( \dfrac{b}{a} = \tan {60^0} = \sqrt 3 \).   (2)

\(N \in (H)   \Rightarrow     \dfrac{{36}}{{{a^2}}} –  \dfrac{9}{{{b^2}}} = 1\)          (3)

Từ (1) và (3) suy ra \({a^2} = 9,  {b^2} = 3\). Ta được hypebol \((H_1):  \dfrac{{{x^2}}}{9} –  \dfrac{{{y^2}}}{3} = 1\).

Từ (2) và (3) suy ra \({a^2} = 33 ,  {b^2} = 99\). Ta được hypebol \((H_2):  \dfrac{{{x^2}}}{{33}} –  \dfrac{{{y^2}}}{{99}} = 1\).