Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 Nâng cao Câu 3.55 trang 67 SBT Đại số 10 Nâng cao: Cho hệ...

Câu 3.55 trang 67 SBT Đại số 10 Nâng cao: Cho hệ phương trình...

Câu 3.55 trang 67 SBT Đại số 10 Nâng cao. b. Nếu \(\dfrac{a}{{a’}} = \dfrac{b}{{b’}} \ne \dfrac{c}{{c’}}\) thì \(D = ab’ – a’b = 0\) và \({D_x} = cb’ – c’b \ne 0\) nên hệ (I). Bài tập Ôn tập chương III – Phương trình bậc nhất và bậc hai

Advertisements (Quảng cáo)

Cho hệ phương trình

\(\left( I \right)\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ax + by = c}\\{a’x + b’y = c’}\end{array}} \right.\) (ẩn là x và y) thỏa mãn điều kiện a’b’c’ ≠ 0.

Chứng minh rằng :

a. Nếu \(\dfrac{a}{{a’}} \ne \dfrac{b}{{b’}}\) thì hệ (I) có nghiệm duy nhất.

b. Nếu \(\dfrac{a}{{a’}} = \dfrac{b}{{b’}} \ne \dfrac{c}{{c’}}\) thì hệ (I) vô nghiệm.

c. Nếu \(\dfrac{a}{{a’}} = \dfrac{b}{{b’}} = \dfrac{c}{{c’}}\) thì hệ (I) có vô số nghiệm.

áp dụng. Tìm các giá trị của tham số a sao cho hệ phương trình

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left( {a + 1} \right)x + 3y = a}\\{x + \left( {a – 1} \right)y = 2}\end{array}} \right.\)

Có vô số nghiệm.

Advertisements (Quảng cáo)

Xét hệ phương trình (I) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ax + by = c}\\{a’x + b’y = c’}\end{array}} \right.\) (ẩn là x và y) với điều kiện a’b’c’ ≠ 0.

a. Nếu \(\dfrac{a}{{a’}} \ne \dfrac{b}{{b’}}\) thì \(D = ab’ – a’b \ne 0\) nên hệ (I) có nghiệm duy nhất.

b. Nếu \(\dfrac{a}{{a’}} = \dfrac{b}{{b’}} \ne \dfrac{c}{{c’}}\) thì \(D = ab’ – a’b = 0\) và \({D_x} = cb’ – c’b \ne 0\) nên hệ (I) vô nghiệm.

c. Nếu \(\dfrac{a}{{a’}} = \dfrac{b}{{b’}} = \dfrac{c}{{c’}}\) thì \(D = 0\) và \({D_x} = cb’ – c’b = {D_y} = ac’ – a’c = 0\) nên hệ (I) có vô số nghiệm.

Chú ý. Kết quả trên vẫn đúng khi a = b = 0.

Áp dụng. Đối với hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left( {{\rm{a}} + 1} \right)x + 3y = a}\\{x + \left( {{\rm{a}} – 1} \right)y = 2}\end{array},} \right.\) ta có

– Nếu a = 1 thì dễ thấy hệ có nghiệm duy nhất.

– Nếu a ≠ 1 thì hệ có vô số nghiệm khi \(\dfrac{{a + 1}}{1} = \dfrac{3}{{a – 1}} = \dfrac{a}{2}.\) Giải ra ta được a = -2.