Giải và biện luận các phương trình theo tham số m :
a. \(\dfrac{{\left( {2m - 1} \right)x + 2}}{{x - 2}} = m + 1\)
b. \(\dfrac{{\left( {m - 1} \right)\left( {m + 2} \right)x}}{{2x + 1}} = m + 2\)
a. Với điều kiện x ≠ 2, phương trình đã cho tương đương với phương trình
\(\left( {m - 2} \right)x = - 2\left( {m + 2} \right)\) (1)
Nếu m = 2 thì (1) vô nghiệm nên phương trình đã cho vô nghiệm.
Nếu m ≠ 2 thì (1) có nghiệm duy nhất \(x = \dfrac{{ - 2\left( {m + 2} \right)}}{{m - 2}}.\) Để là nghiệm của phương trình đã cho, giá trị này phải thỏa mãn điều kiện x ≠ 2, tức là :
\(\dfrac{{ - 2\left( {m + 2} \right)}}{{m - 2}} \ne 2\)
Advertisements (Quảng cáo)
Điều đó xảy ra khi và chỉ khi m ≠ 0. Vậy, ta có kết luận :
• Nếu m = 2 hoặc m = 0 thì phương trình đã cho vô nghiệm.
• Nếu m ≠ 2 và m ≠ 0 thì phương trình đã cho có nghiệm \(x = \dfrac{{ - 2\left( {m + 2} \right)}}{{m - 2}}\)
b. Điều kiện là \(x \ne - \dfrac{1}{2}\)
• Nếu m ≠ -2 , m ≠ 1 và m ≠ 3 thì phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{1}{{m - 3}}\) .
• Nếu m = -2 thì phương trình nghiệm đúng với mọi \(x \ne - \dfrac{1}{2}.\)
• Nếu m = 1 hoặc m = 3 thì phương trình vô nghiệm.