Trang chủ Lớp 12 SBT Toán 12 Nâng cao (sách cũ) Bài 24 trang 58 SBT Hình 12 Nâng Cao: Cho hình trụ...

Bài 24 trang 58 SBT Hình 12 Nâng Cao: Cho hình trụ có bán kính bằng R,...

Cho hình trụ có bán kính bằng R, . Bài 24 trang 58 Sách bài tập Hình học lớp 12 Nâng cao - Bài 2 3 : Khái niệm về mặt tròn xoay. Mặt trụ hình trụ và khối trụ

Cho hình trụ có bán kính bằng R, trục OO’ bằng h. Một mặt phẳng (P) thay đổi đi qua O, tạo với đáy hình trụ góc \(\alpha \) cho trước và cắt hai đáy của hình trụ đã cho theo các dây ABCD ( dây AB đi qua O).

1) Tính diện tích tứ giác ABCD.

2) Chứng minh rằng hình chiếu vuông góc H của điểm O’ trên (P) thuộc một đường tròn cố định.

1) Gọi I là trung điểm của CD thì \(O’I \bot CD\), từ đó \(OI \bot CD\). Vậy \(\alpha  = \widehat {{\rm{OIO’}}}\).

Dễ thấy \(AB//CD\), tức là ABCD là hình thang. Mặt khác \(OI \bot CD\) nên \(OI \bot AB.\) Vậy ABCD là hình thang cân.

Diện tích S của ABCD được tính bởi

\(S = {1 \over 2}(AB + CD).OI\)

Ta có : \(AB = 2R,OI = {{OO’} \over {\sin \alpha }} = {h \over {\sin \alpha }}.\)

\(\eqalign{  & O’I = OO’\cot \alpha  \cr&\Rightarrow ID = \sqrt {O'{D^2} - O'{I^2}}  = \sqrt {{R^2} - {h^2}{{\cot }^2}\alpha }   \cr  &  \Rightarrow CD = 2\sqrt {{R^2} - {h^2}{{\cot }^2}\alpha }  \cr} \).

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy \(S = {1 \over 2}(2R + 2\sqrt {{R^2} - {h^2}{{\cot }^2}\alpha } ).{h \over {\sin \alpha }}\)

            \(= (R + \sqrt {{R^2} - {h^2}{{\cot }^2}\alpha } ).{h \over {\sin \alpha }}.\)

2) Trong mặt phẳng (OO’I), kẻ \(O’H \bot OI\) thì H là hình chiếu của O’ trên mp(P).

Xét tam giác vuông O’IH, ta có \(O’H = O’I\sin \alpha  = h.\cot \alpha .\sin \alpha  = h.c{\rm{os}}\alpha {\rm{.}}\)

Kẻ đường cao HJ của tam giác vuông O’HO thì \(O’J.OO’ = O'{H^2},\) 

\( \Rightarrow O’J = {{O'{H^2}} \over {OO’}} = h.{\cos ^2}\alpha ,\) từ đó suy ra J là điểm cố định.

Mặt khác \(H{J^2} = O'{H^2} - O'{J^2} \)

                          \(= {h^2}.{\cos ^2}\alpha  - {h^2}.{\cos ^4}\alpha \)

                          \(= {h^2}{\cos ^2}\alpha .{\sin ^2}\alpha .\)

Vậy HJ có độ dài không đổi, từ đó ta có điểm H thuộc đường tròn tâm J, bán kính cho trước, trong mặt phẳng vuông góc với OO’ tại J.

Chú ý. Cũng có thể thấy H thuộc mặt trụ T có trục là OO’, bán kính đáy R’ cho trước, cụ thể \(R’ = h.\cos \alpha .\sin \alpha \), đồng thời H thuộc mặt phẳng vuông góc với trục OO’ tại điểm J. Từ đó H thuộc đường tròn là giao của mặt trụ T và mặt phẳng nói trên.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Toán 12 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: