Trang chủ Lớp 12 SBT Toán 12 Nâng cao (sách cũ) Bài 32 trang 121 SBT Hình 12 Nâng Cao: Cho sáu điểm

Bài 32 trang 121 SBT Hình 12 Nâng Cao: Cho sáu điểm...

Cho sáu điểm . Bài 32 trang 121 Sách bài tập Hình học lớp 12 Nâng cao - Bài 1. Hệ tọa độ trong không gian

Cho sáu điểm A(a;0;0), B(0;b;0), C(0;0;c), A’(a’;0;0), B’(0;b’;0), C’(0;0;c’) với aa’ = bb’ = cc’\( \ne 0\) ;\(a \ne a’,b \ne b’,c \ne c’.\)

a) Chứng minh có một mặt cầu đi qua sáu điểm nói trên.

b) Chứng minh đường thẳng đi qua gốc tọa độ O và trọng tâm tam giác ABC vuông góc với mặt phẳng (A’B’C’).

a) Trước hết ta xác định tâm và tính bán kính của mặt cầu đi qua bốn điểm A, A’, B, C. Gọi I(x;y;z) là tâm của mặt cầu đó, ta có \(IA{^2} =IA{‘^2} = I{B^2} = I{C^2}\)

\(\eqalign{  &  \Rightarrow \left\{ \matrix{  {(x - a)^2} + {y^2} + {z^2} = {(x - a’)^2} + {y^2} + {z^2} \hfill \cr  {(x - a)^2} + {y^2} + {z^2} = {x^2} + {(y - b)^2} + {z^2} \hfill \cr  {(x - a)^2} + {y^2} + {z^2} = {x^2} + {y^2} + {(z - c)^2} \hfill \cr}  \right.  \cr  &  \Rightarrow \left\{ \matrix{   - 2ax + {a^2} =  - 2a’x + a{‘^2} \hfill \cr   - 2ax + {a^2} =  - 2by + {b^2} \hfill \cr   - 2ax + {a^2} =  - 2cz + {c^2} \hfill \cr}  \right.  \cr  &  \cr} \)

\( \Rightarrow x = {{a + a’} \over 2} \Rightarrow y = {{{b^2} + aa’} \over {2b}}\) và \(z = {{{c^2} + aa’} \over {2c}}\)

Vậy \(I = \left( {{{a + a’} \over 2};{{{b^2} + aa’} \over {2b}};{{{c^2} + aa’} \over {2c}}} \right)\)

Gọi R là bán kính mặt cầu, ta có :

\(\eqalign{  & {R^2} = I{B^2} \cr&= {\left( {{{a + a’} \over 2}} \right)^2} + {\left( {{{aa’ - {b^2}} \over {2b}}} \right)^2} + {\left( {{{{c^2} + aa’} \over {2c}}} \right)^2}.  \cr  &  \cr} \)

Mặt khác :

Advertisements (Quảng cáo)

\( I{{B\,’}^2} = {\left( {{{a + a’} \over 2}} \right)^2} + {\left( {{{{b^2}{\rm{ + aa}}’} \over {2b}} - b’} \right)^2} + {\left( {{{{c^2} + aa’} \over {2c}}} \right)^2}  \)

\( = {\left( {{{a + a’} \over 2}} \right)^2} + {\left( {{{{b^2} - aa’} \over {2b}}} \right)^2} + {\left( {{{{c^2} + aa’} \over {2c}}} \right)^2}  \)  (vì aa’ = bb’)

\( = IB^2 = {R^2}\) 

Tương tự \(IC\,'{^2} = I{C^2} = {R^2}.\)

Vậy B’, C’ cũng thuộc mặt cầu nói trên.

b) Gọi G là trọng tâm \(\Delta ABC\), ta có \(\overrightarrow {OG}  = \left( {{a \over 3};{b \over 3};{c \over 3}} \right)\)

Để chứng minh OG vuông góc với mp(A’B’C’), ta chỉ cần chứng minh

\(\left\{ \matrix{  \overrightarrow {OG} .\overrightarrow {A’B’}  = 0 \hfill \cr  \overrightarrow {OG} .\overrightarrow {A’C’}  = 0 \hfill \cr}  \right.\)

Vì \(\overrightarrow {A’B’}  = ( - a’;b’;0),\overrightarrow {A’C’}  = ( - a’;0;c’)\)

Nên \( \overrightarrow {OG} .\overrightarrow {A’B’}  =  - {{aa’} \over 3} + {{bb’} \over 3} + 0 = 0   \)

\(\overrightarrow {OG} .\overrightarrow {A’C’}  =  - {{aa’} \over 3} + 0 + {{cc’} \over 3} = 0\) (đpcm).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Toán 12 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)