Cho tam giác đều ABC có độ dài cạnh là 6 cm. trên tia BA,CA lần lượt lấy điểm D,E sao cho AD = AE = 2cm (Hình 12)
a) Tứ giác BCDE là hình gì? Vì sao?
b) Tính độ dài đoạn thẳng CD (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của centimet).
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình thang cân: hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
a) Tam giác đều ABC có AB = BC = AC = 6cm; \widehat {BAC} = \widehat {CBA} = \widehat {ACB} = 60^\circ
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có: \widehat {DAE} = \widehat {BAC} (hai góc đối đỉnh) nên \widehat {DAE} = 60^\circ
Tam giác ADE có AD = AE và \widehat {DAE} = 60^\circ nên ADE là tam giác đều. Suy ra \widehat {ADE} = 60^\circ . Do đó \widehat {CBA} = \widehat {ADE} (vì cùng bằng 60^\circ ). Mà \widehat {CBA} và \widehat {ADE} nằm ở vị trí so le trong, suy ra BC//DE.
Ta có: AB = AC và AD = AE nên BD = CE.
Tứ giác BCDE có BC//DE và BD = CE nên BCDE là hình thang cân.
b) Kẻ DH vuông góc với CE tại H.
\Delta ADH = \Delta EDH (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
Suy ra AH = EH = \frac{{AE}}{2} = 1cm
Trong tam giác ADH vuông tại H, ta có: C{D^2} = C{H^2} + D{H^2}. Suy ra C{D^2} = 52
Vậy CD = \sqrt {52} \approx 7,2\left( {cm} \right).