Trang chủ Lớp 12 SBT Toán 12 Nâng cao Bài 83 trang 136 Sách BT Hình 12 Nâng cao: Trong không...

Bài 83 trang 136 Sách BT Hình 12 Nâng cao: Trong không gian tọa độ Oxyz cho đường thẳng...

Trong không gian tọa độ Oxyz cho đường thẳng :. Bài 83 trang 136 Sách bài tập Hình học lớp 12 Nâng cao – Bài 3. Phương trình đường thẳng

Advertisements (Quảng cáo)

Trong không gian tọa độ Oxyz cho đường thẳng:

\(d:\left\{ \matrix{  x = 1 + 2t \hfill \cr  y =  – 1 + t \hfill \cr  z = 2 – t. \hfill \cr}  \right.\)

Gọi d’ là giao tuyến của hai mặt phẳng

\(\left( \alpha  \right):3y – z – 7 = 0\) và \(\left( {\alpha ‘} \right):3x + 3y – 2z – 17 = 0.\)

a) Chứng minh d, d’ chéo nhau và vuông góc với nhau.

b) Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua d’ và vuông góc với d . Tìm tọa độ giao điểm H của d và (P).

c) Một mặt phẳng (Q) thay đổi, luôn song song với mặt phẳng (Oxy), cắt d, d’ lần lượt tại M, M’. Tìm quỹ tích trung điểm I của đoạn MM’.

a) Đường thẳng d’ là giao tuyến của hai mặt phẳng có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n \) = (0 ; 3 ; -1) và \(\overrightarrow {n’} \)  = (3 ; 3 ; -2) nên d’ có một vectơ chỉ phương là :

\(\overrightarrow {{u_{d’}}}  =  – {1 \over 3}\left[ {\overrightarrow n ,\overrightarrow {n’} } \right] = \left( {1;1;3} \right).\)

Vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {{u_d}} \) của d là \(\overrightarrow {{u_d}} \) = (2 ; 1 ; -1).

Vì \(\overrightarrow {{u_d}} .\overrightarrow {{u_{d’}}}  = 0\) nên \(d \bot d’.\)

Ta dễ chứng minh d và d’ không có điểm chung (hệ phương trình lập ra từ phương trình hai đường thẳng này vô nghiệm). Vậy chúng chéo nhau.

b) Ta lấy một điểm A nào đó thuộc \(d’\). Chẳng hạn cho y = 0 thì z = -7, x = 1, ta có \(A\left( {1{\rm{ }};{\rm{ }}0{\rm{ }};{\rm{ }} – 7} \right) \in d’.\). Vì d\( \bot \) d’ nên mặt phẳng đi qua A và vuông góc với d sẽ đi qua \(d’\). Vậy phương trình mặt phẳng (P) là :

\( 2(x – 1) + (y – 0) – (z + 7) = 0\)

\( \Leftrightarrow  2x + y- z- 9 = 0.\)

Advertisements (Quảng cáo)

Toạ độ giao điểm H(x ; y ; z) của d và (P) thoả mãn hệ

\(\left\{ \matrix{  x = 1 + 2t \hfill \cr  y =  – 1 + t \hfill \cr  z = 2{\rm{  –  }}t \hfill \cr  2x + y – z – 9 = 0 \hfill \cr}  \right. \)

\(\Rightarrow t = {5 \over 3} \Rightarrow H = \left( {{{13} \over 3};{2 \over 3};{1 \over 3}} \right).\)

c) Mặt phẳng (Q) song song với mp(Oxy) nên có phương trình

                         z = m (m\( \ne \)0).

Toạ độ giao điểm M(x ; ỵ ; z) của d và (Q) thoả mãn hệ

\(\left\{ \matrix{  x = 1 + 2t \hfill \cr  y =  – 1 + t \hfill \cr  z = 2 – t \hfill \cr  z = m \hfill \cr}  \right. \Rightarrow M = \left( {5 – 2m;1 – m;m} \right).\)

Toạ độ giao điểm \(M’\)(x ; ỵ ; z) của \(d’\) và (Q) thoả mãn hệ

\(\left\{ \matrix{  3y – z – 7 = 0 \hfill \cr  3x + 3y – 2z – 17 = 0 \hfill \cr  z = m \hfill \cr}  \right. \)

\(\Rightarrow M’ = \left( {{{10 + m} \over 3};{{7 + m} \over 3};m} \right).\)

Gọi I là trung điểm của \(MM’\)  thì \(I = \left( {{{25 – 5m} \over 6};{{5 – m} \over 3};m} \right).\)

Vậy quỹ tích của I là đường thẳng có phương trình tham số

\(\left\{ \matrix{  x = {{25 -5 m} \over 6} \hfill \cr  x = {{5 – m} \over 3} \hfill \cr  z = m \hfill \cr}  \right.;\)

bỏ đi điểm \(\left( {{{25} \over 6};{5 \over 3};0} \right)\) (ứng với m = 0).