Trang chủ Lớp 8 Tài liệu Dạy học Toán 8 (sách cũ) Bài tập 29 trang 92 Tài liệu dạy & học Toán 8...

Bài tập 29 trang 92 Tài liệu dạy & học Toán 8 tập 2: Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H....

Luyện tập - Chủ đề 2 : Tam giác đồng dạng và ứng dụng - Bài tập 29 trang 92 Tài liệu dạy – học Toán 8 tập 2. Giải bài tập Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H.

Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rằng : \(\Delta BDA \sim \Delta BFC\) và BD.BC = BF.BA

b) Chứng minh rằng \(\widehat {BDF} = \widehat {BAC}\) .

c) CHứng minh rằng BH.BE = BD.BC và \(BH.BE{\rm{ }} + {\rm{ }}CH.CF{\rm{ }} = B{C^2}\) .

d) Đường thẳng qua A song song với BC cắt tia DF tại M. Gọi I là giao điểm của CM và AD. Chứng minh rằng IE // BC.

 

a) Xét ∆BDA và ∆BFC có:

\(\widehat {DBA}\) (chung), \(\widehat {BDA} = \widehat {BFC}( = 90^\circ )\)

Do đó \(\Delta BDA \sim \Delta BFC(g.g)\)

\( \Rightarrow {{BD} \over {BF}} = {{BA} \over {BC}} \)

\(\Rightarrow BD.BC = BF.BA\)

b) Xét ∆BDF và ∆BAC có: \(\widehat {DBF}(chung),\)

\({{BD} \over {BA}} = {{BF} \over {BC}}\) (vì BD.BC = BF.BA)

Do đó \(\Delta BDF \sim \Delta BAC(c.g.c) \)

\(\Rightarrow \widehat {BDF} = \widehat {BAC}\)

c) Xét ∆BDH và ∆BEC có: \(\widehat {DBH}(chung),\widehat {BDH} = \widehat {BEC}( = 90^\circ )\)

Do đó \(\Delta BDH \sim \Delta BEC(g.g) \)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\Rightarrow {{BD} \over {BE}} = {{BH} \over {BC}} \)

\(\Rightarrow BH.BE = BD.BC\)

Tương tự có \(\Delta CDH \sim \Delta CFB \)

\(\Rightarrow {{CH} \over {BC}} = {{CD} \over {CF}}\)

\(\Rightarrow CH.CF = CD.BC\)

Do đó \(BH.BE + CH.CF \)\(\,= BD.BC + CD.BC\)\(\, = BC.(BD + CD) = B{C^2}\)

d) Gọi N là giao điểm của DE và AM, ta có \(\widehat {BDF} = \widehat {BAC}(\Delta BDF \sim \Delta BAC)\)

Tương tự \(\widehat {CDE} = \widehat {CAB}\)

Do đó \(\widehat {BDF} = \widehat {CDE}.\) Mà \(\widehat {BDF} + \widehat {ADM} = \widehat {CDE} + \widehat {ADN}( = 90^\circ ) \)

\(\Rightarrow \widehat {ADM} = \widehat {ADN}\)

Mặt MN // BC, \(AD \bot BC \Rightarrow MN \bot AD\)

∆DMN có DA là đường cao, đường phân giác

\( \Rightarrow \Delta DMN\) cân tại D => AM = AN

Xét ∆IDC có: AM // CD \( \Rightarrow {{AM} \over {CD}} = {{AI} \over {DI}}\) (hệ quả của định lí Thales)

Xét ∆EDC có: CD // AN \( \Rightarrow {{AN} \over {CD}} = {{AE} \over {CE}}\) (hệ quả của định lí Thales) \( \Rightarrow {{AI} \over {DI}} = {{AE} \over {CE}}\)

Xét ∆AND có: \({{AI} \over {DI}} = {{AE} \over {CE}} \Rightarrow IE//AN\) (định lí Thales đảo)

Ta có IE // AN và AN // BC => IE // BC

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tài liệu Dạy học Toán 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)