Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 (sách cũ) Ôn tập Phần Tập Làm Văn Văn lớp 11 tập 2: Giải...

Ôn tập Phần Tập Làm Văn Văn lớp 11 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 116 SBT...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 116 SBT Ngữ văn lớp 11 tập 2. Thống kê, phân loại và hệ thống hóa các bài học phần Làm văn trong SGK Ngữ văn 11.. Soạn bài Ôn tập Phần Tập Làm Văn SBT Ngữ văn lớp 11 tập 2

1. Bài tập I.1, trang 124, SGK.

Thống kê, phân loại và hệ thống hóa các bài học phần Làm văn trong SGK Ngữ văn 11.

Tham khảo bảng hệ thống dưới đây:

KIỂU VĂN BẢN

THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI CÁC BÀI HỌC

1. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

VÃN NGHỊ LUẬN

2. Các thao tác lập luận :

a Thao tác lập luận phân tích (học lí thuyết và luyện tập)

b) Thao tác lập luận so sánh (học lí thuyết và luyện tập)

c) Thao tác lập luận bác bỏ (học lí thuyết và luyện tập)

d) Thao tác lập luận bình luận (học lí thuyết và luyện tập)

e) Luyện tập vận dụng kết họp :

- Các thao tác lập luận phân tích và so sánh

-  Cả bốn thao tác lập luận đã nêu trên

3. Tóm tắt văn bản nghị luận

Advertisements (Quảng cáo)

CAC DẠNG VĂN KHÁC

1. Bản tin (học lí thuyết và luyện tập)

2. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (học lí thuyết và luyện tập)

3. Tiểu sử tóm tắt (học lí thuyết và luyện tập)

2. Nêu lên cơ sở chủ yếu để phân biệt các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.

Các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận phân biệt với nhau, trước hết và chủ yếu, trên cơ sở mục đích nghị luận. Mỗi mục đích nghị luận cụ thể đòi hỏi một loại thao tác lập luận tương ứng. Nói cách khác, các loại thao tác lập luận khác nhau được sinh ra để đáp ứng các mục đích nghị luận khác nhau của con người.

Chẳng hạn, khi cần xem xét một cách tỉ mỉ, cặn kẽ, chi tiết một hiện tượng hoặc một vấn đề nào đó, người làm công việc nghị luận không thể không phân chia hiện tượng (vấn đề) được xem xét thành từng mặt, từng phần, từng yếu tố. Đó là lí do chủ yếu khiến thao tác lập luận phân tích được sinh ra.

Thế nhưng, thao tác lập luận phân tích lại không thể đóng vai trò chủ yếu trong trường họp người làm công việc nghị luận muốn đối chiếu nhiều hiện tượng (vấn đề) để tìm ra những điểm giống và khác nhau, tương đồng và tương phản với nhau nhằm phát hiện ra cái chung và sự đặc sắc riêng của chúng. Khi đó, thao tác lập luận chủ yếu được dùng chỉ có thể là so sánh.

Theo cách suy luận ấy, ta sẽ dễ dàng thấy được : Thao tác lập luận bác bỏ là thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng để đáp ứng mục đích phủ nhận một ý kiến, còn thao tác lập luận bình luận lại sinh ra để phục vụ nhu cầu đánh giá và bàn luận về một hiện tượng (vấn đề) bằng ý kiến riêng của bản thân mình.

Dĩ nhiên, để làm sáng tỏ một luận điểm, cần vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau. Nhưng khi đó, thao tác lập luận tương ứng với mục đích nghị luận vẫn là thao tác giữ vai trò chủ yếu. Các thao tác lập luận khác, nếu có sử dụng thì cũng chỉ là để bổ sung, hỗ trợ cho thao tác lập luận chủ yếu đó mà thôi.

Vậy xét tới cùng, lí do chủ yếu để các thao tác lập luận phân biệt với nhau vẫn là mục đích nghị luận. Các sự khác biệt về nội dung và cách tiến hành thao tác lập luận... đều sinh ra từ đấy.

3. Vì sao cần phải vận dụng kết họp các thao tác lập luận khác nhau khi làm sáng tỏ một luận điểm trong bài văn nghị luận ?

Có thể suy nghĩ theo hướng : Mỗi thao tác lập luận thường chỉ phát huy hết sức mạnh của mình khi có sự hỗ trợ của ít nhất là một thao tác lập luận khác. Đó là lí do giúp ta cắt nghĩa được vì sao trong thực tế, chúng ta rất hiếm gặp văn bản chỉ sử dụng một thao tác lập luận từ đầu đến cuối, hoặc chỉ phân tích, hoặc toàn so sánh, hoặc chỉ bác bỏ, hoặc toàn bình luận...

4. Hãy vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận để bàn luận về một tác giả được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Có thể tham khảo bài Nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam của nhà văn Nguyên Ngọc viết về tác giả Phan Châu Trinh (trong bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận, phần Gợi ý làm bài trong sách này).

 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Văn 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)