Trang chủ Ngữ pháp Tiếng Anh (sách cũ) Hình thức của thụ động cách, Nhưng với các động từ aduise/beg/order...

Hình thức của thụ động cách, Nhưng với các động từ aduise/beg/order /recoinmend/urge + tức từ gián tiếp + nguyên mẫu + túc từ ta có thể tạo thể bị động bằng hai cách đưa động...

THỤ ĐỘNG CÁCH (THE PASSIVE VOICE) - Hình thức của thụ động cách. Nhưng với các động từ aduise/beg/order /recoinmend/urge + tức từ gián tiếp + nguyên mẫu + túc từ ta có thể tạo thể bị động bằng hai cách : đưa động từ chính vào hlnh thức bị động, hoặc bằng cấu trúc : advise + that... should + nguyên mẫu bị động

A. Thể bị động của một thì chủ động được tạo thành bằng cách đặt động từ to be vào cùng thì với động từ chủ động và thêm quá khứ phân từ của động từ chính. Chủ từ của động từ chủ động trở thành trung gian của động từ bị động. Trung gian này rất thường xuyên bị bỏ đi. Khi được đề cập nó thường đi sau by và được đặt ở cuối mệnh đề :

This tree was planted by my grandfather (Cái cây này được ông nội tôi trồng.)

B. Ví dụ về các hiện tại, quá khứ và hoàn thành bị động :

— Chủ động : We keep the butter here

(Chúng tôi giữ bơ ở đây.)

Bị động : The butter is kept here (Bơ được giữ ở đây.)

—  Chủ động : They broke the window

(Họ đập vỡ kính cửa sổ.)

Bị động : The window was broken (Kính cửa sổ bị vỡ)

—   Chủ động : People have seen wolves in the streets

(Nhiều người đã nhìn thấy chó sói trền phố)

Bị động : Wolves have been seen in the streets

(Chó sói đã bị nhìn thấy trên đường phố.)

C. Hình thức bị động của các thì liên tiến đòi hỏi các hình thức hiện tại liên tiến của to be :

— Chủ động : They are repairing the bridge

(Họ đang sửa chữa cây cầu.)

Bị động : The bridge is being repaired

(Cây cầu đang được sửa chữa)

—  Chủ động : The injured player was being carried off the field: (Cầu thủ bị thương đang được mang ra khỏi sân)

Các thì liên tiến khác rất hiếm được dùng ở dạng bị dộng, vì thế các câu như là :

They have had been repairing the road (Họ đang sửa chữa con đường) và ;

They will/would be repairing the road (Họ sẽ sửa chữa con đường.)

không được dùng ở dạng bị động.

D. Các tổ hợp trợ động từ + nguyên mẫu được chuyển sang thể bị động bằng một nguyên mẫu bị động :

—  Chủ động : You must/should shut these doors

(Anh phải/nên đóng các cánh cửa này lại.)

Bị động : These doors musts/should be shut

(Các cánh cửa này phải/nên được đóng lại.)

—  Chủ động : They should/ought to have told him

Advertisements (Quảng cáo)

(Họ phải/nên bảo cho hắn biết)

Bị động : he should/ought to have been told

(Hắn ta phải/ nên được bảo cho biết.)

E. Các tổ hợp nguyên mẫu khác :

Các động từ chỉ ước muốn/ưa thích + túc từ + nguyên mẫu hình thành hình thức bị động với nguyên mẫu bị động.

—  Chủ động : He wants someone to take photographs

(Anh ta muốn ai đó chụp ảnh).

Bị động : He wants photographs to be taken (Anh ta muốn ảnh được chụp.)

Với các động từ chỉ mệnh lệnh/yêu cầu/lời khuyên/lời mời + túc từ gián tiếp + nguyên mẫu ta teo hình thức bị động bằng :

—  Chủ động : He invited me to go (Anh ta mời tôi đi).

Bị động : I was invited to go (Tôi được mời đi.)

Nhưng với các động từ aduise/beg/order /recoinmend/urge + tức từ gián tiếp + nguyên mẫu + túc từ ta có thể tạo thể bị động bằng hai cách : đưa động từ chính vào hlnh thức bị động, hoặc bằng cấu trúc : advise + that... should + nguyên mẫu bị động :

—   Chủ động : He urged the Couneil to reduce the rates

(Anh ta hối thúc Hội đồng giảm mức thuế.)

Bị động : The Council was/were urged to reduce the rates Hội đông bị thúc bách giảm thuế)

He urged that the rates ahotild be reduced Anh ta thúc bách rằng thuế nên dược giảm)

Agree/ be anxious / arrange / be determined / determine /  demand + nguyên mẫu + túc từ thường được diễn đạt ở thể bị động bởi cấu trúc that... should .

—     Chủ động : he decided to sell the house (Anh ta quyết định bán nhà.)

Bị động : He decided that the house should be sold

(Anh ta quyết định rằng ngôi nhà nên được bán đi.)xem 235.)

F. Các tổ hợp danh động từ :

advise/insist/propose/recominend/suggest + danh động từ + túc từ thường được diễn đạt ở thế bị động bằng cấu trúc that...should :

— Chủ động : He recommended that bullet-proof glass s ladd be used

—  (Anh ta đề nghị rằng kính pha lê nên được dùng.) (xem 235.)

It/they + need + danh động từ cũng có thể dược diễn dạt, bởi it/they + need + nguyên mẫu bị động. Cả hai dạng đều có nghĩa bị động.

Các tổ hợp danh động từ khác được diễn đạt ở thể bị động bằng danh động từ bị động :

—  Chủ động : I remember them taking me to the zoo

(Tôi nhớ là họ đã đưa tôi đi sở thú.)

Bị động : I remember being taken to the zoo (Tôi nhớ là đã được đưa đi sở thú.)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ pháp Tiếng Anh (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)